Tiền Giang: Triển khai 2 luật và 1 nghị định

Chiều 5-6, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng thủ dân sự, Luật Giá và Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18-5-2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu cản trở phát triển thị trường

Thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu đã gửi văn bản góp ý Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương xây dựng. Qua đó, chỉ ra dự thảo có nhiều điểm trái luật, không phù hợp vận hành thị trường.

Người dân kỳ vọng khi giảm giá sách giáo khoa trước năm học mới

Từ khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai, vấn đề giá sách giáo khoa luôn là mối quan tâm của phụ huynh, học sinh, nhà trường và xã hội bởi giá các bộ sách giáo khoa theo chương trình mới cao hơn so với giá sách giáo khoa của Chương trình trình giáo dục phổ thông 2006.

Trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 28/2024/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá

Quỹ bình ổn giá xăng dầu có cần thiết duy trì?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, hiện tại là thời điểm hợp lý để bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì quỹ này nằm trong tay doanh nghiệp, có những trường hợp 'tự tung tự tác', muốn làm gì thì làm; Thậm chí liên quan đến sai phạm trong sử dụng quỹ… Trên thực tế, nhiều tháng nay, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã không sử dụng công cụ quỹ bình ổn khi điều hành giá xăng dầu.

Đại biểu Quốc hội nêu 2 nguyên nhân gây cản trở phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Theo đại biểu Quốc hội, tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, không dám làm và chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, là hai nguyên nhân gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại biểu Quốc hội: Thực sự đau buồn trước 'nạn dịch' cán bộ sợ trách nhiệm

'Nhân dân thấy rõ điều đó. Có người còn cho đó là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua. Thực sự đau và thực sự buồn!', ông Nguyễn Anh Trí nhìn nhận.

Giá xăng dứt đà giảm, E5RON 92 đắt thêm 162 đồng/lít

Chiều ngày 23/5, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng - giảm trái chiều từ 6 - 162 đồng/lít. Trong đó, giá xăng dứt đà giảm.

Trình Chính phủ dự thảo nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 232 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Doanh nghiệp xăng dầu lo bị phân biệt đối xử

Lo bị phân biệt đối xử là tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp khi nhận xét về Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các quy định sửa đổi, bổ sung nghị định này đang được Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến.

Kiến nghị làm rõ một số quy định về kinh doanh xăng dầu

Tại hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/5, Sở Công Thương một số tỉnh, thành đã kiến nghị Bộ Công Thương làm rõ một số quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Quỹ bình ổn xăng dầu không còn nhiều ý nghĩa, có nên khai tử?

Không còn ý nghĩa trong điều tiết giá xăng dầu, tạo kẽ hở chiếm dụng vốn, do đó, việc xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu để thị trường trong nước vận hành theo cơ chế thị trường và tiệm cận dần với giá xăng dầu trên thị trường thế giới.

Dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu đang vượt quá tầm một nghị định!

Góp ý về dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang và Cộng sự cho rằng dự thảo nghị định trái với nhiều quy định cơ bản của các luật có liên quan.

Kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Để phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu, theo các chuyên gia, về lâu dài Nhà nước cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này để thị trường xăng dầu trong nước vận hành theo cơ chế thị trường và tiệm cận dần với giá xăng dầu trên thế giới.

Quỹ bình ổn xăng dầu: 'Người tiêu dùng góp tiền nhưng không được giám sát'

Ông Đỗ Huy Trung, đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, về bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Triển khai thi hành Luật Giá đồng bộ, thống nhất, hiệu quả

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND triển khai thi hành Luật Giá số 16/2023/QH15.

Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu: Nhiều quy định còn làm khó doanh nghiệp

Dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, góp ý cho dự thảo nghị định này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số quy định trong dự thảo còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.

Doanh nghiệp 'than' bị phân biệt đối xử trong dự thảo nghị định mới về xăng dầu

Ông Văn Tấn Phụng, Chủ tịch Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Nai cho rằng dự thảo nghị định về xăng dầu mang tính phân biệt đối xử, hạn chế các quyền tự do, chủ động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần cơ chế quản lý, vận hành mang tính đột phá đối với kinh doanh xăng dầu

Đánh giá chung cho rằng nguồn cung xăng dầu trong nước bước đầu được bảo đảm và hệ thống lưu thông phân phối được củng cố, vì vậy vai trò của công cụ Quỹ không còn cần thiết như giai đoạn trước đây.

Chuyên gia kinh tế tiếp tục kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Có những lúc Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoạt động thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở để một số doanh nghiệp chiếm dụng vốn, gây bất ổn thị trường.

Đề xuất lập sàn đấu giá kinh doanh xăng dầu

Chuyên gia đề xuất, dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu cần làm rõ việc nhập xăng dầu lấy giá ở đâu, tính theo giá kỳ hạn hay giá giao ngay? 'Vì sao không lập sàn đấu giá kinh doanh xăng dầu thay vì tự ngồi tính theo báo cáo của doanh nghiệp', chuyên gia đặt vấn đề.

Đề xuất bãi bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu do hoạt động không hiệu quả

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nằm trong tay doanh nghiệp, có những trường hợp 'tự tung tự tác', muốn làm gì thì làm. Thậm chí, kẹt tiền thì rút quỹ ra xài, những vụ án liên quan đến sai phạm trong sử dụng quỹ, như Xuyên Việt Oil, Hải Linh, Hải Hà, Thiên Minh Đức…thời gian vừa qua cho thấy rõ điều đó...

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân 'góp' vào nhưng không được giám sát

Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.

PGS.TS Ngô Trí Long: Cần xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn cần thiết như giai đoạn trước và về lâu dài cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này.

Dự thảo NĐ mới về xăng dầu: 'Can thiệp không hợp lý, hạn chế quyền tự do kinh doanh'

Luật sư Nguyễn Tiến Lập - Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự cho rằng, nội dung dự thảo Nghị định trái với nhiều quy định cơ bản của các luật có liên quan. Đặc biệt, có nhiều quy định can thiệp không hợp lý vào các quan hệ thị trường, hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và không bảo đảm xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Sự cần thiết của việc ban hành Nghị định về Kinh doanh xăng dầu

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu.

Doanh nghiệp 'nín thở' sau mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu

Sáng 14/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo Góp ý Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

Đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị cần quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu chặt chẽ để khắc phục những bất cập, đồng thời quản lý việc trích lập, chi quỹ công khai, minh bạch hơn

Đề xuất về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và chính sách hỗ trợ của nhà nước trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Khắc phục các hạn chế phát sinh trong quy định pháp luật về giá

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình số 95/TTr-BTC gửi Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết về quản lý, điều tiết giá và một số điều của Luật Giá. Mục đích nhằm hoàn thiện các quy định, khắc phục các hạn chế phát sinh trong quy định pháp luật về giá.

Ninh Bình: Một thông tin cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền, người dân cố đô Hoa Lư nên biết sớm

Ninh Bình đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Quyết định ban hành biểu giá tiêu thụ nước sạch tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh. Dự kiến thời gian đóng góp ý kiến đối với dự thảo trên kết thúc vào ngày 26/5/2024.

Sau loạt bê bối 'xài chùa', có dễ bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu?

Nhiều ông lớn xăng dầu như Petrolimex, PVOIL… đều bày tỏ mong muốn bỏ Quỹ BOG xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oli, Hải Hà, Thiên Minh Đức… Tuy nhiên, cơ quan quản lý nêu lý do thực hiện quỹ BOG là quy định của Luật Giá, vì vậy không dễ bỏ.

Đề nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu than bị thanh - kiểm tra quá nhiều, có đoàn kéo dài tới 3 tháng

Khách mua vé máy bay giá cao bất thường gửi phản ánh đến cơ quan nào?

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức, khách hàng mua vé máy bay các hãng hàng không Việt Nam thời gian qua (nhất là từ đầu năm 2024 đến nay) phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá cao so với quy định.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 18 dự thảo nghị định

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 18 dự thảo nghị định; trong đó có 8 nghị định Bộ Tài chính đang hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 10 nghị định Bộ Tài chính mới trình hoặc mới hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

'Hồi hộp' đoán giá trước kỳ điều chỉnh, Petrolimex và PVOIL đề xuất bỏ quỹ Bình ổn giá xăng dầu

2 'ông lớn' đầu mối xăng dầu là Petrolimex, PVOIL đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước nên mạnh dạn bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Việc luật hóa chính sách về dược, phát triển công nghiệp dược cần 'lấy người dân làm trung tâm'

Việc luật hóa các chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược cần được đánh giá kỹ lưỡng, xem xét thận trọng trên cơ sở 'lấy người dân làm trung tâm'...

Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12, chiều 4.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội đã thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

ỦY BAN XÃ HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DƯỢC

Chiều 04/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Xã hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Kiến giải về định giá sách giáo khoa

Giá sách giáo khoa thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, bởi đây là mặt hàng đặc thù, thiết yếu.

Ba kịch bản điều hành giá từ nay đến cuối năm 2024

Bộ Tài chính dự báo ba kịch bản điều hành giá từ nay đến cuối năm. Ở kịch bản cao nhất, CPI bình quân năm 2024 dự báo tăng khoảng 4,5% so với năm 2023. Ngược lại, kịch bản thấp nhất dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64%.

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả để có kịch bản điều hành phù hợp, linh hoạt

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, để kiểm soát lạm phát năm 2024 trong khoảng 4,0 - 4,5% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, trong thời gian còn lại của năm 2024, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để có kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt.

Còn dư địa kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm

Sáng 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp ban Chỉ đạo điều hành giá, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. Theo nhận định, nếu như quý 1, thị trường hàng hóa và giá các mặt hàng tương đối ổn định thì tháng 4 áp lực lạm phát tăng. Trong những tháng từ nay đến cuối năm, dự báo còn nhiều biến động cần biện pháp điều hành chủ động, linh hoạt.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm để ổn định tâm lý người tiêu dùng

Ngày 24-4, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý I và định hướng công tác những tháng còn lại của năm 2024, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, dự báo cụ thể các yếu tố tác động tới mặt bằng giá chung;

ĐỀ XUẤT TÍNH CHI PHÍ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀO TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa nêu quan điểm: Việc quy định không tính chi phí tiền sử dụng đất vào tổng chi phí đầu tư mà chỉ cho phép tính chi phí phát triển bất động sản trên đất sau khi có đất là tính thiếu một khoản chi phí khá lớn. Do đó, nên được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Quản lý vàng: Chú ý đảm bảo nhu cầu chính đáng của người dân

Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.

Tin tức kinh tế ngày 24/4/2024: tỷ giá trung tâm ngừng tăng, giá USD ngân hàng hạ nhiệt

Giá vàng bất ngờ tăng nóng; Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%; giá USD ngân hàng hạ nhiệt… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 24/4.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý. Đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.