Thiên nhiên kỳ lạ trên trái đất: Những tảng đá biết đi và bí ẩn về cửa địa ngục

Trái đất có rất nhiều điểm du lịch đẹp và kỳ lạ. Đôi khi chúng mang theo hiện tượng tự nhiên mà khoa học vẫn chưa lý giải được.

Kawah Ijen, Indonesia: Hồ nước màu ngọc lam kỳ lạ này được hình thành trong miệng núi lửa Kawah Ijen, Indonesia

Đây được coi là hồ nước có trữ lượng axit lớn nhất thế giới. Xung quanh hồ là những ngọn lửa điện màu xanh, thỉnh thoảng bùng phát trong không khí

Các nhà khoa học giải thích đây là do hàm lượng axit sulfuric cao, làm cho nước có màu nổi bật và bốc cháy khi gặp không khí

Hồ Hillier, Australia: Hồ nước màu hồng kỳ lạ này nằm ngay sát biển, tương phản hoàn toàn với màu xanh của đại dương

Vẻ đẹp siêu thực của hồ Hillier vẫn là một điều gì đó bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được. Giả thuyết phổ biến nhất liên quan đến độ mặn cao của hồ

Cửa địa ngục, Turkmenistan: Đây là địa điểm giống như trong các bộ phim kinh dị tạo ra, một hố sâu rực lửa được ví như cổng vào địa ngục

Miệng núi lửa Darvaza, hay còn gọi là “Cửa địa ngục”, mở cửa đón du khách vào năm 1971. Một mỏ khí đốt tại đây bất ngờ sụp đổ xuống tạo thành hang động ngầm

Để ngăn chặn các loại khí phát tán, các kỹ sư quyết định đốt nó, khiến ngọn lửa vẫn cháy hừng hực trong nhiều thập kỷ

Bãi biển Moeraki Boulders, New Zealand: Có rất nhiều tảng đá hình cầu kỳ lạ, nằm rải rác trên khắp khu vực được bảo tồn nghiêm ngặt

Qua nghiên cứu, những tảng đá đều chứa trầm tích có niên đại 65 triệu năm

Những tảng đá biết đi ở Thung lũng chết, California, Mỹ: Hiện tượng kỳ lạ, những tảng đá khổng lồ tự di chuyển và tạo thành các vệt dài trên nền đất nứt nẻ

Khoa học chưa tìm ra lời giải thích thỏa đáng trong suốt nhiều năm

Thác máu, Nam Cực: Tại lục địa lạnh và bí ẩn nhất thế giới này tồn tại một thác nước đỏ như máu thấm vào băng. Ban đầu các nhà khoa học cho rằng đây là do tảo

Tuy nhiên, sự thật là do một hồ nước mặn mắc kẹt trong băng từ 2 triệu năm trước

Hàm lượng sắt và độ mặn cao, thiếu không khí đã tạo nên màu đỏ như máu. Sau cùng, chúng rỉ ra ngoài qua một khe nứt trong băng

Uluru, Australia: Nằm trong Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta của Australia, núi đá nguyên khối này đã hình thành từ 550 triệu năm trước. Bề mặt màu đỏ của ngọn núi là do quá trình oxy hóa trong thời gian rất dài

Cấu trúc Richat, Mauritania: Còn được gọi là "Con mắt của Sahara" hay "Con mắt xanh của Châu Phi", là một kết cấu địa chất hình elip nổi lên giữa sa mạc Sahara ở trung tâm phía Tây nước Mauritania, gần khu vực Ouadane.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thien-nhien-ky-la-tren-trai-dat-nhung-tang-da-biet-di-va-bi-an-ve-cua-dia-nguc-post557773.antd