Bình Thuận: Mở lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm

22 học viên sẽ được các nghệ nhân ưu tú người Chăm truyền dạy giai điệu, kỹ thuật sử dụng nhạc cụ Chăm như trống Ginăng, kèn Sarana, phục vụ hệ thống lễ hội của người Chăm đang có nguy cơ bị mai một.

Những món ngon ở làng Chăm – Tân Châu

Ẩm thực không chỉ là một phần đặc sắc trong văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), mà còn góp sức hút để bà con nơi đây phát triển du lịch.

Để tên làng còn mãi với thời gian

Từ xa xưa quê hương nơi mỗi người sinh ra đều mang theo tên làng, xã suốt cuộc đời, nó không chỉ là định danh, là địa chỉ, hòm thư mà còn chứa đựng tình yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn; nơi đi về sau những lần chạy giặc, làm ăn xa hay cả khi xa quê tuổi xế chiều cũng tìm về làng… với nhiều người, làng xã quan trọng hơn bất cứ thứ gì trong hành trình cuộc đời.

Trần Anh Group ký kết hợp tác phân phối Dự án mang phong cách Nhật Bản tại An Giang

Theo đó, Song Vi Group Miền Tây chính thức trở thành tổng đại lý tiếp thị và phân phối dự án Dự án Khu đô thị Phúc An Asuka, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Thế hệ trẻ góp phần phát triển du lịch làng Chăm

Trong quá trình chuyển tiếp sang thời đại công nghiệp, nỗi trăn trở của thế hệ trước và cái nhìn của lớp trẻ về nghề truyền thống như 2 đường song song. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu) cũng vậy. Đôi bên đều thấu hiểu trăn trở của nhau, khi nghề xưa thiếu người tiếp nối, còn hiệu quả kinh tế không đáp ứng được mức sống hiện tại. Khi các chính sách khuyến khích đưa giá trị làng nghề truyền thống vào du lịch (DL), thế hệ con cháu ở làng Chăm lần lượt trở về, sát cánh bên gia đình và cộng đồng để viết câu chuyện mới cho quê hương mình.

Chợ quê làng Chăm Đa Phước: Nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Chăm ở An Giang

Quá trình đô thị hóa phát triển, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị đang dần thay thế chợ truyền thống. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Chăm Islam ở An Giang vẫn luôn lưu giữ được những giá trị văn hóa mang đậm nét truyền thống qua chợ quê làng Chăm Đa Phước.

Đồng bào Chăm An Giang mừng đón tháng ăn chay Ramadan

Những ngày này, về các làng Chăm ở huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), đồng bào Chăm theo đạo Hồi Islam đang hân hoan đón mừng Tháng ăn chay Ramadan năm 2024 Dương lịch - 1445 Hồi lịch. Với người Chăm An Giang, Ramadan là tháng rất quan trọng, linh thiêng với cả cộng đồng.

Khó khăn, vướng mắc khi thực hiện 2 nhà hỏa táng ở Bình Thuận

Dự án đầu tư xây dựng 2 nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Thuận do Trung ương hỗ trợ còn nhiều khó khăn vướng mắc, đồng thời các địa phương được giao chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.

Người Chăm 20 năm 'vác tù và hàng tổng'

Nhiệt tình, hết lòng với công việc của thôn nhất là vận động bà con giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật… Ông Huỳnh Văn Cơ người Chăm ở thôn Phò Trì, xã Tân Thắng (Hàm Tân) là một người như thế, 20 năm làm trưởng thôn ông lặng lẽ góp sức vì sự phát triển thôn, xóm.

Lễ Rija Nưgar - Nét đẹp văn hóa của đồng bào Chăm

Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm. Lễ hội Rija Nagar là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Chăm, thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh và mong ước về một cuộc sống sung túc, an khang.

Liên kết sắc màu du lịch

Việc đưa làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc vào khai thác du lịch (DL) là điểm nhấn mới của An Giang. Tuy nhiên, cần phải đặt sản phẩm này trong sự liên kết khai thác những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm thì làng bè sắc màu càng thêm thú vị, hấp dẫn.

Dịu dàng chiếc khăn maspok của phụ nữ Chăm

Đến thăm những làng Chăm ở tỉnh An Giang, phải ngay những dịp lễ trọng mới thấy hết vẻ đẹp và sự đặc sắc trong nét văn hóa cộng đồng. Đặc biệt ở trang phục, gương mặt thanh tú của cô gái Chăm e ấp trong những bộ đồ kín đáo và không thể thiếu chiếc khăn maspok đội trên đầu. Sự kỳ công trong quá trình thêu khiến chiếc khăn này trở thành món 'trang sức' đặc biệt của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm, góp phần làm cho nét văn hóa của đồng bào thêm giá trị đặc sắc.

Làng Chăm vào Xuân

Mặc dù lễ hội Roya Haji mới là Tết cổ truyền của người Chăm theo đạo Hồi (Islam) ở biên giới An Giang, nhưng nhiều năm qua, Tết Nguyên đán cũng dần trở thành Tết cổ truyền thứ hai của đồng bào dân tộc Chăm. Vào dịp Tết Nguyên đán, những ai đi làm ăn xa tất bật trở về quê hương đón Tết, mọi người chung tay dọn dẹp, trang trí nhà cửa, làm bánh, làm các món ăn truyền thống… để đón chào năm mới.