Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nho Quan (Ninh Bình) là vùng An toàn khu

Ngày 17/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận vùng An toàn khu, ra mắt sách Lịch sử Đảng bộ huyện (2000 - 2020) và khánh thành Nhà văn hóa Trung tâm huyện.

Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận vùng an toàn khu, ra mắt sách Lịch sử Đảng bộ huyện Nho Quan (2000-2020)

Sáng 17/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nho Quan tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nho Quan là vùng an toàn khu (ATK), ra mắt sách Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 2000-2020 và khánh thành Nhà văn hóa Trung tâm huyện.

Người cộng sản kiên trung

Trong hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Thành Nghi đã đảm nhiệm nhiều chức vụ, trọng trách từ cơ sở đến tỉnh tại Quảng Ngãi và nhiều địa phương khác. Đồng chí một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Ai là người tạo ra xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công của ta sử dụng hàng nghìn chiếc xe đạp thồ tự chế để vận chuyển lương thực, đạn dược, vũ khí từ miền xuôi lên.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong chiến dịch này, công tác hậu cần phải bảo đảm cho quân số đông nhất, với khối lượng vật chất lớn nhất, trong điều kiện rất khó khăn, ác liệt. Để hoàn thành xuất sắc mỗi trận đánh và toàn chiến dịch, 'vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật'(1).

Sức mạnh hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Trong chiến dịch này, công tác hậu cần phải bảo đảm cho quân số rất đông, khối lượng vật chất rất lớn, trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt. Để hoàn thành xuất sắc mỗi trận đánh và toàn chiến dịch, việc bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là hết sức quan trọng.

5 dòng sông chảy qua làng tôi

Có lẽ không có ngôi làng nào có địa hình, địa giới như làng tôi, bốn mặt là 4 con sông bao bọc lấy làng, giữa làng lại có một con sông thứ 5.

Quân và dân Đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Ðồng bằng Bắc Bộ (bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn), là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn cuối của chiến cuộc Ðông-Xuân 1953-1954, quân và dân Ðồng bằng Bắc Bộ đã phối hợp hiệu quả với chiến trường chính, góp phần làm nên Chiến thắng Ðiện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Ngày 19/4/1954: Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tiếp tục thấu triệt phương châm 'đánh chắc, tiến chắc'

Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đi vào giai đoạn gay go quyết liệt. Vì vậy, ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tiếp tục thấu triệt phương châm 'đánh chắc, tiến chắc' để giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Nghị quyết nhấn mạnh: 'Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này'.

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với 'Con đường Trường Sơn huyền thoại'.

Xúc động, bồi hồi thăm Ngã ba Cò Nòi: Vẹn nguyên ký ức về những TNXP trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 70 năm về trước, khu vực Ngã ba Cò Nòi là 'yết hầu' mà địch quyết liệt ngăn chặn, nhằm cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 1: Ký ức của chiến sĩ giao liên ở 'cửa tử' Cò Nòi

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngã ba Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là 'cửa ải mà tất cả người ra trận phải vượt qua'. Đây là 'túi bom', là 'cửa tử' trước khi bước vào lòng chảo Điện Biên. Tại đây, chúng tôi may mắn tìm gặp được ông Lò Văn Pọm người trực tiếp làm giao liên năm xưa để được nghe chuyện quân và dân ta đã sống và chiến đấu để làm nên một Điện Biên Phủ 'lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu'...

Thăm Ngã ba Cò Nòi - 'túi bom' trên cung đường lên cứ điểm Điện Biên Phủ

Những ngày này, trên cung đường dẫn về Tây Bắc, du khách thường dừng chân ở Ngã ba Cò Nòi để thắp hương, tưởng nhớ công lao của các cựu thanh niên xung phong đã ngã xuống vì Tổ quốc. Nơi đây, dưới mưa bom, lửa đạn, họ đã hiên ngang, dũng cảm làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm, thông đường, vận chuyển lương thực, vũ khí lên mặt trận Điện Biên Phủ.

'Chính Nhân dân mới là người tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần'

Chấp nhận lời 'khiêu chiến' của thực dân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử được Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Trong đó, công tác hậu cần, vận chuyển quân lương và mở đường, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.