Khám phá 'thủy mộ' 2.500 tuổi có một không hai tại Trung Quốc

Khi lăng mộ được khai quật, các nhà khảo cổ học đã vô cùng ngạc nhiên với số lượng di tích văn hóa trong 'thủy mộ' có một không hai tại Trung Quốc này.

Lăng mộ của Tăng Hầu Ất (475 TCN - 433 TCN) được phát hiện vào năm 1978 ở Tùy Châu, Hồ Bắc được coi là " thủy mộ" có một không hai tại Trung Quốc.

Lăng mộ này thực chất là ngôi mộ có niên đại từ một quốc gia nhỏ đã bị lịch sử lãng quên. Sau nhiều lần nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra quy mô lăng mộ rất lớn. Hố mộ có chiều dài từ đông sang tây là 21m, chiều rộng từ bắc xuống nam là 6,58 m, tổng diện tích là 220 m2.

Chỉ tính riêng từ buồng quan tài, nó đã lớn hơn 6 lần so với lăng mộ của Mã Vương Đôi (mộ cổ thời nhà Hán) và lớn hơn 14 lần so với lăng mộ ở núi Phụng Hoàng, Giang Lăng, Hồ Bắc. Sau đó, trong quá trình khai quật, các chuyên gia phát hiện ra lớp trên của lăng mộ đã bị hư hại nghiêm trọng và nước ngầm bị rò rỉ ra ngoài.

Hơn chục chiếc quan tài đã nổi trên mặt nước hàng nghìn năm. Hơn nữa, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một hố trộm rộng 0,5 m2 ở phía bắc trung tâm lăng mộ. Lúc đầu, họ nghĩ rằng không có thứ gì có giá trị trong đó. Nhưng khi bọn họ đi vào mới sửng sốt trước cảnh tượng bên trong. Đó là có rất nhiều di tích văn hóa.

Trong số đó, có nhiều bảo vật quý giá của quốc gia. Tuy nhiên, truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Thanh có một băng nhóm trộm mộ đã lấy cắp rất nhiều châu báu. Những người này nhờ số của cải này mang về quê hương làm ăn mà dòng họ thịnh vượng mấy trăm năm.

Hơn 15.000 cổ vật bao gồm nhạc cụ, nhạc cụ, đồ gỗ sơn mài, vàng ngọc, vũ khí, xe ngựa, tre, nứa và tổng cộng 6.239 đồ vật bằng đồng đã được khai quật từ lăng mộ. Trong đó, đáng chú ý nhất là bộ chuông đồng 65 chiếc - bộ chuông lớn và hoàn chỉnh nhất từng được khai quật tại Trung Quốc.

Bộ chuông này không chỉ đáng kinh ngạc về số lượng mà còn bởi thiết kế tinh xảo và chất lượng âm thanh tinh khiết. Nó được gọi là đỉnh cao nhạc cụ đồng thời Chiến Quốc và được mệnh danh là "báu vật quốc gia".

Đồng sử dụng làm chuông được nấu chảy cùng thiếc, chì với tỉ lệ chính xác, độ dày của thành chuông và thiết kế hình dáng quả chuông đều đạt đến độ hoàn mỹ.

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện có hài cốt của 21 người con gái, trong đó người trẻ nhất mới 13 tuổi, người lớn nhất khoảng 26 tuổi nằm bên cạnh cỗ quan tài của chủ nhân mộ cổ - Tăng Hầu Ất.

Những người con gái này là ai? Vì sao lại chôn họ chung trong lăng mộ của vị quân chủ Tăng quốc? Đó là những câu hỏi lớn đối với đoàn khảo cổ.

Sau khi khám nghiệm hài cốt, các nhà nghiên cứu cho biết, xương cốt của các cô gái không có vấn đề gì ngoài sự thoái hóa của xương bàn chân.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, các cô gái này thực tế là vũ công trong hoàng cung, sau khi Tăng Hầu Ất chết, họ đã phải gánh chịu số phận thê thảm khi bị giết để chôn cùng với chủ nhân. Đây là hủ tục tùy táng đáng sợ trong lịch sử Trung Quốc cổ đại mà mãi đến triều nhà Thanh (vua Khang Hy) mới bãi bỏ và cấm thực hiện.

Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kham-pha-thuy-mo-2500-tuoi-co-mot-khong-hai-tai-trung-quoc-1811522.html