Xung đột ở Ukraine lại tác động đến lợi nhuận của các công ty dầu khí

Lợi nhuận của một số công ty dầu khí đã giảm trong những tháng gần đây, do khoản lợi nhuận khổng lồ kiếm được trong thời kỳ xung đột ở Ukraine bắt đầu giảm.

Cơ sở lọc dầu của TotalEnergies ở Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies (Pháp) giảm 22% trong quý I/2024, do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã phần nào bù đắp được tổn thất này. Tuy vậy, giá dầu thô tăng có thể gây ra khó khăn cho biên lợi nhuận của mảng lọc dầu trong vài tháng tới.
Cụ thể, lợi nhuận ròng đã điều chỉnh trong quý I/2024 của TotalEnergies đã vượt qua mong đợi của thị trường, đạt 5,1 tỷ USD (4,75 tỷ euro), cao hơn mức 5 tỷ USD mà các nhà phân tích của Sàn giao dịch Chứng khoán London (LSEG) dự đoán trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 22% so với mức 6,5 tỷ USD của quý I/2023.

Tập đoàn cũng thông báo sẽ triển khai chương trình mua lại cổ phiếu trị giá khoảng 2 tỷ USD trong quý này.
Lợi nhuận của một số công ty dầu khí đã giảm trong những tháng gần đây, do khoản lợi nhuận khổng lồ kiếm được trong thời kỳ xung đột ở Ukraine bắt đầu giảm. Các công ty khác, chẳng hạn như Shell, cũng phải chịu áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu, khiến họ cân nhắc mở rộng hoạt động sang Mỹ.
Công ty cũng thông báo rằng họ sẽ triển khai các chương trình mua lại cổ phần trị giá khoảng 2 tỷ USD trong quý này.
Một số công ty dầu khí đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm trong vài tháng qua, khi khoản thu nhập bội thu kiếm được trong cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu giảm xuống. Các công ty khác, chẳng hạn như Shell, cũng nhận thấy áp lực ngày càng tăng trong việc chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu, khiến họ phải xem xét mở rộng sang Mỹ.
TotalEnergies mới đây cũng đã công bố liên doanh nhiên liệu sạch với Vanguard Renewables, thuộc sở hữu của BlackRock. Liên doanh này sẽ chủ yếu hoạt động tại Mỹ và tập trung vào việc chuyển đổi chất thải hữu cơ từ thực phẩm thành khí tự nhiên tái tạo (RNG).
Ông Olivier Guerrini, Phó Chủ tịch mảng Khí sinh học tại TotalEnergies, cho biết trong một thông cáo báo chí: "TotalEnergies rất vui mừng được hợp tác với BlackRock và công ty con Vanguard Renewables để đẩy nhanh việc phát triển xử lý chất thải hữu cơ từ thực phẩm thành khí tự nhiên tái tạo ở Mỹ. Bằng cách mở rộng vào thị trường đang phát triển nhanh này, liên doanh của chúng tôi sẽ tạo ra giá trị cho cả hai bên, đồng thời mang lại lợi ích cho những ngành nông nghiệp, thực phẩm và cung cấp giải pháp sẵn sàng sử dụng cho các công ty công nghiệp mong muốn giảm thiểu lượng khí thải carbon trong chuỗi cung cấp năng lượng của họ”.
Liên doanh này là một bước tiến mới của TotalEnergies trong việc đạt được mục tiêu sản xuất 10 TWh khí tự nhiên tái tạo vào năm 2030.
Trong khi đó, các nhà phân tích Phố Wall dự báo giá dầu thô sẽ được duy trì trong phạm vi giới hạn trong năm 2024. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent sẽ giao dịch trong khoảng từ 70-90 USD/thùng trong năm 2024, với mức trung bình hàng năm là 81 USD/thùng.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho hay mặc dù ngân hàng này đã điều chỉnh phạm vi giá, song giá dầu dự kiến sẽ chỉ biến động ở mức vừa phải trong năm 2024.
Ngoài ra, Phố Wall dự đoán ngành năng lượng sẽ tăng trưởng không đồng đều trong năm 2024. Lợi nhuận dự kiến sẽ tăng 7,4% trong quý II/2024 và sau đó giảm 7,4% trong quý III/2024. Trong quý IV, lợi nhuận dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại. Sẽ rất khó để cạnh tranh với kết quả bùng nổ trong năm 2022 của ngành năng lượng.
Giám đốc điều hành (CEO) của công ty dầu mỏ Mỹ Occidental, bà Vicki Hollub, tháng 2/2024 nhận định thị trường dầu sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm 2025, vì thế giới không thể thay thế kịp lượng dầu thô dự trữ hiện tại.
Bà Hollub cho biết khoảng 97% lượng dầu được sản xuất hiện nay được phát hiện trong thế kỷ 20. Và thế giới đã thay thế chưa đến 50% lượng dầu thô được sản xuất trong 10 năm qua. Vì vậy, chuyên gia này dự đoán thị trường dầu sẽ rất thiếu nguồn cung trong vài năm nữa.
Bà Hollub cho biết hiện tại, thị trường “vàng đen” đang dư thừa nguồn cung. Tình trạng này đã kiềm chế giá dầu bất chấp tình hình xung đột tại Trung Đông. Mỹ, Brazil, Canada và Guyana đã nâng sản lượng dầu lên các mức cao kỷ lục trong khi nhu cầu chậm lại do sự suy yếu kinh tế ở Trung Quốc.
Nhưng theo bà, triển vọng cung cầu trên thị trường dầu sẽ đảo chiều vào cuối năm 2025. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2025, vượt mức tăng sản lượng ngoài OPEC 1,3 triệu thùng/ngày.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thường nghiêng về khả năng giá giảm khi đưa ra dự đoán về nhu cầu dầu và giá dầu. Nhưng cơ quan này đã nâng ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 từ 850.000 thùng/ngày vào tháng 5/2023 lên mức dự báo hiện tại là 1,2 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) có xu hướng lạc quan hơn. EIA đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 từ mức 1,7 triệu thùng/ngày đưa ra vào tháng 1/2023 xuống còn 1,35 triệu thùng/ngày. Còn ngân hàng Standard Chartered gần như vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu ở mức 1,5 triệu thùng/ngày.
Về phần mình, cơ quan thông tin năng lượng Energy Intelligence dự đoán nhu cầu toàn cầu trong năm 2024 sẽ chỉ ở mức 1,1 triệu thùng/ngày, mức tăng trưởng điển hình của thời kỳ tiền đại dịch COVID-19. Theo Energy Intelligence, mức tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đạt 1,5 triệu thùng/ngày sẽ đủ để bù đắp cho sự tăng trưởng nhu cầu ngay cả khi nó gây bất ngờ cho thị trường. Trên thực tế, điều này có nghĩa là OPEC+ sẽ có rất ít cơ hội để dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng nếu những con số này trở thành hiện thực.
Còn theo Báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) do EIA công bố hồi tháng 1/2024, sản lượng dầu thô của nước này sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 2 năm tới, song tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do sự sụt giảm hoạt động của các giàn khoan.
Báo cáo STEO dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng 290.000 thùng/ngày, lên mức kỷ lục 13,21 triệu thùng/ngày trong năm 2024. EIA cũng dự báo sản lượng dầu thô của OPEC+ sẽ giảm 620.000 thùng/ngày, xuống còn 36,44 triệu thùng/ngày trong năm 2025, thấp hơn so với mức trung bình 5 năm là 40,2 triệu thùng/ngày trước thời kỳ đại dịch COVID-19.
Mặc dù sản lượng của Mỹ dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2024 và 2025, song tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại so với mức tăng 1 triệu thùng/ngày của năm 2023 do sự sụt giảm hoạt động của các giàn khoan.
Về giá dầu, EIA dự báo giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức trung bình 82 USD/thùng trong năm 2024 và 79 USD/thùng trong năm 2025, gần với mức trung bình năm 2023 là 82 USD/thùng. Cơ quan này cũng kỳ vọng OPEC+ sẽ hạn chế sản xuất để ngăn giá dầu giảm, song dự đoán sản lượng toàn cầu sẽ vượt mức tiêu thụ vào giữa năm 2025 và tồn kho xăng dầu sẽ tăng.

Minh Trang (Theo Euronews)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/xung-dot-o-ukraine-lai-tac-dong-den-loi-nhuan-cua-cac-cong-ty-dau-khi/331346.html