Vang mãi niềm tự hào Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'

Cách đây 70 năm, quân dân ta chiến đấu anh dũng, đánh thắng thực dân Pháp, làm nên Chiến thắng Điện Biên chủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Mỗi dịp tháng 5 về, nhân dân cả nước lại cùng nhau nhớ về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng. Điện Biên Phủ là trận quyết chiến với chiến lược đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, là trận đọ sức quyết liệt nhất giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm các tiểu đoàn bộ binh và quân dù thiện chiến nhất của Pháp, có hỏa lực mạnh với pháo, xe tăng và không quân chi viện, kết hợp với hệ thống công sự và chiến hào vững chắc, lưới thép gai và lưới mìn dày đặc. Đây được coi là một “Pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt. Điện Biên Phủ trở thành khâu chính, là trung tâm của kế hoạch quân sự Nava.

Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, dưới sự lãnh đạo Đảng và Bác Hồ, quân dân ta chiến đấu anh dũng, đánh thắng thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Nhìn lại quãng thời gian hào hùng đó, chúng ta cùng nhau xem lại những hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm nào:

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Ngày 14.1.1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" và ngày nổ súng dự định là 25.1.1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt các đơn vị pháo cao xạ năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Chiến dịch được triển khai ngay bằng sự quyết tâm của quân và dân ta. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Xe đạp thồ vận chuyển lương thực vào mặt trận. (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Đinh Ngọc Thông)

Quân dân ta đã chuẩn bị tích cực với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, ta đã huy động 261.464 lượt dân công vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực, vũ khí , làm hàng ngàn km đường để vận chuyển, đào hàng trăm km đường hầm ôm chặt lấy Điện Biên Phủ. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Đại tướng ,Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ huy Chiến dịch. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Bộ đội kéo pháo vào lần 2 chuẩn bị tác chiến theo phương án "đánh chắc, tiến chắc"... (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Chiến dịch mở màn chiều 13.3.1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Các chiến sĩ xung kích tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Một đơn vị phất cờ “Quyết chiến, quyết thắng” đánh chiếm cầu Mường Thanh, năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Bộ đội ta đánh phá các căn cứ điểm. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Khu chứa bom napan của địch bị trọng pháo của ta phá hủy năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 2 từ trái sang) thăm một đơn vị quân đội đóng quân ở một địa điểm bí mật. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ, thương binh địch được săn sóc, cứu chữa rất chu đáo năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Bộ đội vượt qua cầu Mường Thanh tổng công kích quân Pháp đang cố thủ tại hầm ngầm khu trung tâm tập đoàn cứ địa Điện Biên Phủ. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Các đơn vị xung kích tấn công sân bay Mường Thanh. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Quân ta xung phong lên chiếm cột cờ một lô cốt của địch ở Đồi C1 năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Lính địch ở sây bay ra hàng năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Tướng De Castries và Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Lính Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sau khi kết thúc Chiến dịch. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đọc Nhật lệnh trong buổi lễ chiến thắng năm 1954. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại của quân dân ta. Đây mãi là bản anh hùng ca vang mãi mọi thời đại, là niềm tự hào dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước)

Linh Chi

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/vang-mai-niem-tu-hao-chien-thang-dien-bien-phu-lung-lay-nam-chau-chan-dong-dia-cau-318613.html