Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức

'Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức' - Triết lý của Phật giáo không hướng con người đến cải tạo vật chất, chỉ nhằm mục đích tháo gỡ các vướng mắc của tâm, để tâm không còn bị ức chế, không còn ưu phiền, giúp con người hoạt động hiệu quả hơn trong đời sống xã hội.

“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” – Triết lý của Phật giáo không hướng con người đến cải tạo vật chất, chỉ nhằm mục đích tháo gỡ các vướng mắc của tâm, để tâm không còn bị ức chế, không còn ưu phiền, giúp con người hoạt động hiệu quả hơn trong đời sống xã hội.

(Ba cõi chỉ là tâm, tất cả pháp chỉ là thức)

Hòa thượng Thích Đồng Bổn

Thế giới quan Phật giáo Đại thừa, đại diện là Ngài Mã Minh, Long Thọ (Nagajuna), Thế Thân (Vasubandhu) và Vô Trước (Asanga)… Xem các pháp trong vũ trụ bản thể là “Không”, là “Rỗng lặng”, không có “tự tính”. Sở dĩ chúng ta thấy sự vật, hiện tượng có là do thức thấy. Thấy có 2 dạng là thấy hiện lượng (thấy trực tiếp bằng giác quan) và thấy tỷ lượng (thấy gián tiếp, qua loại suy) 2 loại thấy này đều là thức thấy, không như thật thấy. Cái ta thấy là cái thấy trong thức (não) của ta.

Mọi triết học ra đời nhằm tìm hiểu thế giới này bản chất là gì?

Và lý giải các vấn đề xã hội, nhằm đang đến hạnh phúc an vui cho con người. Phật giáo ra đời cũng nhằm đáp ứng 2 điều đó.

Thứ nhất lý giải về sự thật của mọi hiện hữu;

Thứ 2 thông qua cái nhìn của Phật giáo giúp con người vượt qua các phiền não.

Triết lý của Phật giáo không hướng con người đến cải tạo vật chất, chỉ nhằm mục đích tháo gỡ các vướng mắc của tâm, để tâm không còn bị ức chế, không còn ưu phiền, giúp con người hoạt động hiệu quả hơn trong đời sống xã hội. Để làm điều này Phật giáo Đại thừa làm rõ 2 khía cạnh: Nhân vô ngã và pháp vô ngã.

Vì mọi sự khổ và phiền não điều bắt nguồn từ đây. Vô ngã được hiểu là sự vật, hiện tượng không có tự tính thường hằng và không thể nắm giữ. Vì bản thể của sự vật, hiện tượng là “Không”, là duyên sinh.

Khi nhìn thấy có sự vật, hiện tượng là do nghiệp nương thức hiển hiện ra thành cảnh bị thấy. Cảnh bị thấy không có thật, đó là cảnh ảo của thức. Như người nằm mộng thấy mọi thứ đang diễn ra là thật nhưng khi tỉnh giấc biết cảnh thấy trong mộng không phải thật.

Cũng vậy, ta đang nhìn cảnh vật hiện thấy cho là thật, rồi vui buồn theo cảnh ấy, đột nhiên có người giác tỉnh đi qua nhìn thấy ta đang khóc cười. Người này mới dừng lại đánh thức ta: này anh anh hãy tỉnh giấc đi, anh làm gì nói mớ vậy. Chợt mở mắt ra, bình tỉnh trở lại thì ra nảy giờ do ngủ quên nên nằm mộng nói mớ theo quán tính nghiệp.

Hòa thượng Thích Đồng Bổn

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tam-gioi-duy-tam-van-phap-duy-thuc.html