Tại sao Tổng thống Iran lại lên chiếc trực thăng nửa thế kỷ do Mỹ sản xuất?

Chiếc trực thăng Bell 212 gần 50 tuổi chở Tổng thống Iran bị rơi hôm Chủ nhật do Mỹ sản xuất. Đó là phiên bản không chiến đấu được tân trang lại từ chiếc UH-1N 'Twin Huey' và hiện vẫn được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Giới quan sát nhận định Tổng thống Raisi và phái đoàn chọn trực thăng Bell 212 để di chuyển vì nó êm, tiện nghi và ít ồn hơn so với dòng Mi-171 của Nga, dù nó đã được Iran vận hành trong gần nửa thế kỷ.

Bất chấp tuổi thọ, các câu hỏi đặt ra là liệu nó có phù hợp với mục đích sử dụng hay không, dù Iran đã phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây trong nhiều thập kỷ có thể thấy rằng việc bảo trì đúng cách chiếc trực thăng là không chắc chắn.

Sau vụ tai nạn, các chuyên gia chỉ ra rằng chiếc Bell 212 gần 50 tuổi được chế tạo để bay trong điều kiện bay trực quan, nghĩa là phi công phải chỉ dựa vào khả năng quan sát địa hình từ chỗ vị trí lái của họ.

 Trực thăng chở Tổng thống Iran Raisi cất cánh trước khi bị rơi chiều 19/5. Ảnh: AFP

Trực thăng chở Tổng thống Iran Raisi cất cánh trước khi bị rơi chiều 19/5. Ảnh: AFP

Sương mù dày đặc và một cơn bão ngày Chủ nhật có thể đã cản trở phi công và có thể góp phần gây ra vụ tai nạn ở tây bắc Iran, cách biên giới với Azerbaijan khoảng 20 km.

Khu vực rừng rậm này nổi tiếng với những sườn núi dốc, khiến việc giải cứu càng trở nên phức tạp hơn, mà cuối cùng phải có sự tham gia của máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và vệ tinh quan sát của EU.

Các quan chức Iran cho biết hai chiếc trực thăng còn lại trong đoàn xe ba trực thăng của tổng thống đã hạ cánh an toàn. Không rõ liệu họ có bị ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện bay khắc nghiệt hay không, trong khi việc thiếu thông tin từ Tehran có nghĩa là chi tiết về vụ tai nạn vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.

Bell 212 được truyền thông địa phương cho là do Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ của Cộng hòa Hồi giáo Iran vận hành, có thể đã được mua trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Được giới thiệu vào năm 1968, Bell 212 và một số biến thể của nó đã trở thành công cụ hỗ trợ của nhiều nhà khai thác quân sự và dân sự trên toàn thế giới.

UH-1N Twin Huey - phiên bản quân sự của nó - được Mỹ sử dụng trong các cuộc xung đột toàn cầu, bao gồm cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Nó vẫn được Không quân Mỹ và Ý, Tây Ban Nha, Argentina và Ả Rập Xê Út, cùng nhiều nước khác sử dụng.

Tùy thuộc vào cấu hình, nó có thể chở một phi công (hoặc hai, nếu được trang bị thiết bị bay nâng cấp) và tối đa 14 hành khách.

Vụ tai nạn đáng chú ý duy nhất khác của Bell 212 xảy ra ở Biển Bắc vào tháng 9 năm 1986, khi một chiếc trực thăng cấp cứu y tế do Scotland điều hành đã bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, khiến cả 6 người trên máy bay thiệt mạng. Mưa lớn và tầm nhìn kém được cho là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.

Cao Phong (theo Euronews)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tai-sao-tong-thong-iran-lai-len-chiec-truc-thang-nua-the-ky-do-my-san-xuat-post296300.html