Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến 'ứng' thơ đáo để

Đoàn Thị Lam Luyến từng nổi tiếng với bài thơ 'Chồng chị, chồng em' được giải cao cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ 1989.

Chùm thơ chống tham nhũng viết trên quạt mo của BỜM XỨ ĐOÀI

Trân trọng giới thiệu chùm thơ chống tham nhũng viết trên quạt mo của BỜM XỨ ĐOÀI

Các đoản khúc thơ hài của Bờm xứ Đoài (Phần 1)

Thơ hài hước – thuật ngữ văn phong phương Tây hay thơ trào phúng thuật ngữ văn phong phương Đông đều mang sứ mệnh chính là vũ khí của người cầm bút, bên yếu thế đấu tranh những tiêu cực trong xã hội, hiện tượng lệch chuẩn, thói hư tật xấu của nhà giàu, giải tỏa các bực tức, ấm ức về nhân tình thế thái trong lòng của mỗi người ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, đôi khi chỉ là việc giễu mình bằng tự trào lộng… nhằm xây dựng lối sống tích cực, nhân văn và góp phần cho kiến tạo một xã hội tiến bộ, văn minh.

Phương Oanh chia sẻ trải nghiệm khó quên khi mang thai đôi

Phương Oanh chia sẻ về tình trạng sức khỏe của bản thân và hai con gây chú ý.

Thành công của một nhà hàng Việt ở Bỉ

Ngày 21-2 vừa qua, tạp chí Trends công bố bảng xếp hạng những doanh nghiệp đóng thuế hàng đầu (Trends Gazellen 2024) của Bỉ. Trong tốp 25 doanh nghiệp nhỏ (có giá trị gia tăng dưới 1 triệu EUR) đóng thuế cao nhất ở Brussels, có Hanoi Station - nhà hàng của doanh nhân Đào Hồng Hải.

Các nhà thơ nói gì về tên album sắp phát hành của Taylor Swift?

Tựa album mới của Taylor Swift 'The Tortured Poets Department' nhắc đến nhà thơ (poet) với từ bổ nghĩa 'khổ ải' (tortured) tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng thi ca.

Nhà văn Di Li và sự dũng cảm trong 'Tật xấu người Việt'

Di Li là tác giả nữ đầu tiên đưa ra quan điểm phân tích về những thói hư tật xấu của người Việt và có những lý giải dựa trên nghiên cứu kỳ công, cùng trải nghiệm phong phú của mình trong 'Tật xấu người Việt'.

Khách mời và độc giả hào hứng bàn về 'Tật xấu người Việt'

Sau khi ra mắt độc giả tại Hà Nội, chiều 12-1, nhà văn Di Li đã vào TPHCM giới thiệu ấn phẩm Tật xấu người Việt (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn). Tham gia vào chương trình còn có đạo diễn Aaron Toronto, nhà văn Nguyễn Một và nhà báo Đỗ Hương.

Độc đáo kiến trúc mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nằm ẩn mình giữa không gian yên bình, xanh mát, trong lành trên núi Phương Nhi (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), với kiến trúc mang biểu tượng chiếc bút, trang giấy hướng lên trời cao và bài thơ 'Tự trào' nổi tiếng khắc trên tấm bia, mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là nơi tưởng nhớ ông - một nhà thơ lớn, một nhân cách lớn, mà còn là điểm đến cho du khách và người hâm mộ văn chương có cơ hội trải nghiệm không khí thanh bình, hòa mình vào không gian tưởng niệm văn hóa độc đáo. Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh năm 1835 tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đất Ý Yên - Nam Định là nơi ông sinh ra và gắn liền tuổi thơ tại nhà ông ngoại, Ý Yên cũng là nơi có những người thầy hun đúc nên tài năng, nhân cách của Nguyễn Khuyến.

Cười rinh rích, đỏ mắt tía tai và giật nảy mình khi đọc 'Tật xấu người Việt'

Không phải cuốn sách đầu tiên nhưng 'Tật xấu người Việt' đem tới độc giả những góc nhìn đã chiều, logic, có khi rẽ ngang, rẽ tắt mà rồi xoay hướng đầy bất ngờ. Mỗi bài viết dù ngắn, dù dài cũng đều như một cuộc 'trinh thám', với các tình tiết tưởng không liên quan mà rồi từ sự xâu chuỗi kì tài dẫn độc giả từ cười rinh rích tới giật nảy mình khi chợt nhận ra mình trong đó.

Nhà văn Di Li kể 'tật xấu' của người Việt

Nhà văn Di Li vừa ra mắt cuốn sách 'Tật xấu người Việt', do Nhã Nam phối hợp với NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Tản mạn về tật xấu của người Việt từ góc độ văn hóa thị dân

'Đi đâu về thế'? 'Đã ăn cơm chưa'? 'Đã có gia đình chưa'? 'Lương hàng tháng bao nhiêu tiền'?... là những câu hỏi mà người Việt nào cũng đã từng hỏi và được hỏi, đôi khi họ nghĩ rằng đây chỉ là lời thăm hỏi thông thường nhưng đó lại là những câu mà người nước ngoài chúng tôi sẽ chẳng bao giờ dám hỏi nhau.

NSƯT Lê Chức: Nghệ thuật đọc đa phong cách, giàu biểu cảm

NSƯT Lê Chức là một trong những nghệ sĩ sân khấu và truyền hình có giọng đọc được nhiều người biết đến và yêu mến. Khi nói chuyện với bạn bè, đó là một giọng ấm áp, thân tình, pha chút hóm hỉnh, tự trào. Khi đọc trên truyền hình, sân khấu, đó là giọng đọc đa sắc thái, giàu biểu cảm. Đặc biệt, khi ông đọc hùng văn tại các sự kiện lớn, thì đó là giọng đọc như sấm rền, có tính hiệu triệu, khơi dạy hùng khí ở người nghe.

Đàn bà liêu xiêu: Cuộc chơi thời Facebook

Là tập văn xuôi của 3 tác giả: Beo Hồng, Dona Đỗ Ngọc và Hậu Khảo Cổ, 'Đàn bà liêu xiêu' ghi lại những suy nghĩ, hoài niệm, trăn trở... 'rất đàn bà' của họ về cuộc sống, tình yêu, quan hệ vợ chồng, xã hội...

Khi trì hoãn cũng là một nghệ thuật

'Nghệ thuật trì hoãn' của John Perry - một Giáo sư Triết học tại Trường Đại học Stanford đúng đến ngạc nhiên. Sự đúng ở đây là bởi ai rồi cũng từng trì hoãn trong đời. Ngạc nhiên đến thích thú bởi nếu bạn hiểu đến tận cùng thì sự trì hoãn có tổ chức đều có ích lợi riêng của nó. Khi hiểu được những lý do, kiến thiết được mục đích thì hầu như con người đều lên kế hoạch và tự thu xếp được công việc. Cuốn sách vừa vui nhộn, sâu sắc, gợi mở một cách nhìn khác vừa khoa học, vừa tâm lý trong giải mã hành vi con người, xứng đáng được chọn đọc trong những thời điểm 'refresh' lại tinh thần.