Phấn đấu đến quý IV/2025 sẽ khởi công dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, tỉnh Thái Bình đang tiếp tục chỉ đạo sở, ngành lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo chuyên ngành, lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín quốc tế thực hiện đánh giá tác động môi trường xã hội theo thông lệ quốc tế.

Năm 2030, Việt Nam có 9 dự án nhiệt điện khí trong nước và 10 dự án nhiệt điện LNG

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII xác định có 9 dự án nhiệt điện khí trong nước và 10 dự án nhiệt điện LNG là các nguồn điện quan trọng, ưu tiên phát triển của ngành Điện đến 2023.

Tiến gần hơn mục tiêu trung tâm năng lượng của cả nước

Cùng với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đáp ứng khoảng 35% nhu cầu xăng dầu cho cả nước, Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn công suất phát 11,4 tỷ kWh hằng năm lên lưới điện quốc gia và hệ thống các tổng kho xăng dầu, Thanh Hóa đang có những quyết sách mới, hành động mới trong thu hút đầu tư, phát triển các dự án năng lượng, với kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng của cả nước trong tương lai gần.

Tháo rào cản cho ngành năng lượng Việt đáp ứng nhu cầu sản xuất xanh

Từ việc chính thức triển khai cung cấp khí LNG trong tháng 3/2024 phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước cho đến mục tiêu cam kết của các doanh nghiệp về việc sử dụng '100% năng lượng sạch' sẽ còn chặng đường dài không ít thách thức, rào cản ở phía trước. Điều này rất cần được tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách để ngành năng lượng Việt đáp ứng được nhu cầu sản xuất xanh trong xu hướng chung như hiện nay.

Dự án nhiệt điện hơn 2,4 tỉ USD tại Thanh Hóa giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa họp và chính thức thống nhất chủ trương đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tập đoàn năng lượng số 1 Thái Lan muốn làm dự án điện khí 6.000MW tại Nam Định

Tập đoàn Gulf (Thái Lan) mong muốn phát triển dự án Điện khí LNG công suất khoảng 6.000MW tại tỉnh Nam Định. Hiện tại, theo quy hoạch, trên địa bàn Nam Đình có Dự án Nhiệt điện BOT Nam Định 1 với vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc mong muốn được nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Chiều ngày 23/2, các nhà đầu tư Hàn Quốc do ông Bae Gun Ki, Cựu Tổng Thanh tra Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, cố vấn Tập đoàn Zenith Group làm trưởng đoàn đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Thái Bình.

Đề xuất dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trị tại Khu kinh tế Đông Nam

Chiều nay 24/1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng làm việc với liên danh nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty TNHH SK E&S về đề xuất dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trị.

Thái Bình muốn Thương vụ Việt Nam tại Singapore kết nối để nhiều tập đoàn đầu tư vào tỉnh

Ngày 18/1, ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình có buổi làm việc với Thương vụ Việt Nam tại Singapore và các nhà đầu tư Singapore về xúc tiến, thu hút đầu tư vào tỉnh.

Quảng Bình 'thúc' tiến độ dự án Nhà máy điện LNG trong Quy hoạch điện VIII

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đề nghị Tập đoàn Điện lực khẩn trương triển khai thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trạch II theo đúng tiến độ, chất lượng và các yêu cầu trong chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điện gió ngoài khơi, điện khí LNG: Được quan tâm nhiều, nhưng vẫn bế tắc

'Nhiệm vụ nặng nề, thời gian gấp, thiếu cơ chế thực thi, tiềm ẩn rủi ro cao' là những đánh giá được đưa ra mới đây về các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi.

Chuyên gia 'hiến kế' cho chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và sản xuất hydrogen

Ngày 25/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

Triển khai các dự án điện khí 'vướng' chính sách và cơ chế giá điện

Do chưa có chính sách về tài chính, cơ chế bao tiêu sản lượng điện khí, cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện....nên đã làm nguy cơ chậm tiến độ của các dự án điện khí...

Không thể hoàn thành mục tiêu Quy hoạch điện VIII nếu cứ để cơ chế mua cao, bán thấp như hiện nay

Đây là ý kiến được ông ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam nêu ra tại cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

Cần cơ chế, chính sách cho phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế và các Bộ, ngành chức năng về dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen và Kế hoạch triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

Lãnh đạo PVN, EVN, PVGas đề xuất gì để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi?

Tổng giám đốc Tập đoàn PVN, EVN và PV Gas đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi.

Gỡ khó cho sản xuất hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Sáng 25/12, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp.

Tìm giải pháp cơ chế cho điện khí, điện gió ngoài khơi và chiến lược Hydrogen

Bộ Công Thương cho rằng việc triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành trước 2030 là thách thức không hề nhỏ, cần sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền.

Tìm giải pháp, cơ chế cho điện khí, điện gió ngoài khơi và chiến lược Hydrogen

Tại cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức ngày 25/12, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng cho biết: Ngoại trừ Hydrogen, hiện các lĩnh vực liên quan đến thực hiện Kế hoạch Quy hoạch Điện VIII thuộc trách nhiệm của PVN đều đang được triển khai, tuy nhiên do thiếu các cơ chế chính sách cho điện khí, điện gió ngoài khơi nên rủi ro rất cao cho nhà đầu tư.

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.

Gỡ nút thắt phát triển điện khí

Theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng (LNG) sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng gần 25% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.

Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước

Ngày 16/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chưa tháo nút thắt về giá, các dự án điện khí LNG vẫn khó triển khai

Thách thức lớn nhất hiện nay của nhà máy điện khí LNG vẫn là giá thành cao hơn rất nhiều so với giá bán lẻ điện mà EVN bán ra cho nền kinh tế. Bộ Công Thương cũng chưa ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện khí LNG. Việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm từ phía EVN và bao tiêu sản lượng khí hàng năm chưa có cũng khiến nhà đầu tư lo hiệu quả của dự án.

Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường điện khí

Ngày 11/2/2020, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW 'Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045'. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, coi đó là nền tảng, tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.

Cần có quy hoạch các tổng kho LNG trên cả nước

Đó là nhận định của ông Huỳnh Quang Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Diễn đàn phát triển thị trường khí Việt Nam với chủ đề: 'Phát triển điện khí LNG - Xu hướng tất yếu trong chính sách đảm bảo an ninh năng lượng' do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức diễn ra sáng ngày 22/11 tại Hà Nội.

Cởi gỡ để phát triển điện khí LNG đảm bảo an ninh năng lượng

Trong Quy hoạch điện VIII, sẽ có 15 dự án nhà máy nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) phân bố trên cả nước. Do đó, rất cần cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án LNG trong nước, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống cấp điện.

Lo nguồn điện tương lai của Việt Nam có giá 'đắt đỏ'?

Phát triển các dự án điện khí LNG thường đòi hỏi nguồn vốn lên tới hàng tỷ USD cho cả chuỗi khí - điện. Hơn nữa, do không chủ động được nguồn cấp LNG nên Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 100% nhiên liệu này, dẫn tới thách thức lớn nhất hiện nay của nhà máy điện khí vẫn là giá thành cao.

Tháo nút thắt để thị trường điện khí LNG phát triển bền vững

Thiếu cơ chế chính sách, thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm triển khai... đang khiến điện khí, nguồn điện sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công suất nguồn điện của Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Điện khí LNG tại Việt Nam: Tháo gỡ những 'nút thắt' để phát huy hiệu quả

Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai xây dựng, sử dụng hạ tầng liên quan đến khí LGN, bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính.

Đề xuất cơ chế, chính sách cho LNG

Nhập khẩu khí LNG sẽ là tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng cần xem xét một số cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho các doanh nghiệp nhập khẩu và tiêu thụ loại nhiên liệu này…

Phát triển bền vững thị trường điện khí: Điện khí LNG chờ khung giá

Mặc dù điện khí LNG nằm trong chiến lược quốc gia nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có khung giá cho điện LNG, nên các bên khó đàm phán ký kết hợp đồng tiêu thụ, dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ.

Vì sao nhiều dự án điện khí LNG chậm tiến độ?

Dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 là dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VIII, được Chính phủ giao cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư, quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tập đoàn năng lượng Thái Lan muốn đầu tư trung tâm điện khí LNG tại Nam Định

Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan) đề xuất 'bắt tay' cùng Tập đoàn Taekwang (Hàn Quốc) đầu tư dự án Nhiệt điện Nam Định 1 theo hướng chuyển đổi từ nhiệt điện than sang sử dụng khí LNG.

Tập đoàn năng lượng Thái Lan đề xuất dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG tại Nam Định

Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan) đề xuất việc cùng hợp tác đầu tư với Tập đoàn Taekwang (Hàn Quốc) thực hiện dự án Nhiệt điện Nam Định 1 theo hướng chuyển đổi từ nhiệt điện than sang sử dụng khí LNG.

Bài 3: Bức tranh ngành điện Việt Nam năm 2030 nhìn từ Quy hoạch điện VIII

Các chuyên gia nhận định, việc Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã đánh giá toàn diện hơn, đưa vào cân đối nhiều loại nguồn điện linh hoạt hơn.

Cần lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng sạch

Các thống kê cho thấy, Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng tương đối đa dạng. Tuy vậy, nước ta vẫn còn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp. Bên cạnh đó, đứng trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng, trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt. Chúng ta cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng sạch trong tương lai.

Giải pháp hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Chiều 20/9, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng các đơn vị tổ chức Diễn đàn 'Đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam'.

Đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững

Theo chuyên gia, để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai thì cần có những giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, câu chuyện giá điện theo cơ chế thị trường, tầm nhìn mới về điện khí LNG… được đánh giá là giải pháp mang tính đột phá.

Nghệ An tăng tốc triển khai dự án nhiệt điện LNG

Dự án Nhiệt điện LNG tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An được phê duyệt trong Quyết định 500/QĐ-TTg của Chính phủ. UBND tỉnh Nghệ An đã có những động thái đốc thúc các sở, ban ngành thực hiện nhanh dự án này.

Dự án nhiệt điện LNG có là lời giải cho bài toán thiếu điện?

Trong tương lai, các dự án điện chủ yếu phải dùng nhiên liệu là LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) trong bối cảnh tiềm năng thủy điện đã hết, nhiệt điện phải dừng phát triển.

Hiện thực hóa mục tiêu nhiệt điện LNG theo quy hoạch điện VIII: Cách nào?

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG (hay gọi tắt là 'khí LNG') chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.