Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Bên dòng sông Mã

Sông Mã có tên chữ là Lỗi giang. Người Thái, người Lào gọi sông Mã là Nặm Mạ, dịch ra tiếng phổ thông là sông Ngựa. Tuy nhiên, về từ nguyên học thì Mã là âm chữ Hán để ghi tên thật của dòng sông là 'Mạ' với nghĩa là sông mẹ, sông cái để chỉ về một dòng sông lớn. Trên dòng sông có chiều dài 512km ấy, không chỉ vang lên khúc độc hành, mà theo dòng chảy đã hòa nhịp vào đời sống cộng đồng dân cư hai bên bờ.

Huyện Cao Phong: Khai thác lợi thế để phát triển du lịch bền vững

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, những năm qua, huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ các giải pháp khai thác tiềm năng để phát triển du lịch. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXVII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 22/11/2017 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (NQ04).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Lễ hội truyền thống Đền Thượng Bồng Lai

Từ ngày 10 - 11/3, UBND thị trấn Cao Phong (Cao Phong) phối hợp Ban Quản lý di tích tổ chức lễ hội truyền thống Đền Thượng Bồng Lai năm 2024.

Qua miền đất... rồng

Việc người xưa lấy chữ 'long' hoặc 'rồng' để đặt tên cho sông núi, làng mạc, càng khiến hình tượng con rồng trở nên quen thuộc trong đời sống người dân. Xuân Giáp Thìn hãy cùng chu du qua những miền đất rồng ở Quảng Ngãi.

Khám phá vẻ đẹp hang động núi Đầu Rồng ở Hòa Bình

Quần thể hang động ở núi Đầu Rồng (Hòa Bình) còn nguyên sơ, ẩn chứa nhiều điều huyền bí chưa thể lý giải.

Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từng bước xây dựng Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM) theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII.

Huyện Cao Phong đầu tư phát triển du lịch

Cao Phong - Mường Thàng từ lâu đã được biết đến là một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh. Huyện sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, hồ thủy điện, vùng thảo nguyên, rừng già, bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nhiều địa danh lịch sử văn hóa. Thời gian qua, Cao Phong đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đồng thời, huyện chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Cao Phong cải thiện môi trường đầu tư phát triển du lịch

Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Cao Phong thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn.

Hòa Bình: Lễ hội Đền Thượng Bồng Lai năm 2023 thu hút du khách

Lễ hội Đền Thượng Bồng Lai năm 2023 được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/2 (tức mồng 1 - 2/2 âm lịch), tại sân Đền Thượng (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch - hướng đi mới của huyện Cao Phong

Phát huy lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp chất lượng cao và các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển du lịch của huyện Cao Phong, đưa huyện trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

'Mùa hội ngộ' đầy cảm xúc

Khoảng thời gian bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19 đủ dài để cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên báo Đảng các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc náo nức đón 'mùa hội ngộ' - giải thể thao Phan Si Păng lần thứ XV năm 2022 trong cảm xúc vỡ òa.

Khám phá du lịch Cao Phong

Du khách trong nước, quốc tế thường thu hút bởi các điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Cao Phong, như: chùa Quèn Ang - xã Hợp Phong, đền Đông Sơn, đền Bồng Lai - thị trấn Cao Phong… Những năm tới, huyện định hướng phát triển du lịch dựa trên nền tảng tiềm năng, lợi thế cảnh quan môi trường thiên nhiên gắn với du lịch tâm linh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Huyện Cao Phong: Đầu tư đồng bộ hạ tầng, tạo đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Cao Phong được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002, đến nay đã hơn 20 năm. Trong chặng đường xây dựng và phát triển, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt khâu đột phá chiến lược là đầu tư đồng bộ hạ tầng phát triển KT-XH. Đây cũng là 1 trong 10 chương trình hành động trọng tâm nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đồng bộ giải pháp cải thiện môi trường thu hút đầu tư

Việc cải thiện mạnh mẽ môi trường thu hút đầu tư (THĐT), nâng cao năng lực cạnh tranh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm góp phần quan trọng đưa huyện Cao Phong phát triển nhanh, bền vững. Đây là quan điểm chỉ đạo của BCH Đảng bộ huyện khi ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 về cải thiện môi trường THĐT, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. Bám sát định hướng, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả THĐT, tạo thêm động lực phát triển KT-XH.

Huyện Cao Phong: Thực hiện quy chế dân chủ góp phần củng cố bộ máy chính trị

Thực hiện việc sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố và đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, huyện Cao Phong đã sáp nhập 36 xóm, giảm từ 124 xóm còn 88 xóm, khu dân cư; sáp nhập 5 xã thành 3 xã mới, giảm từ 13 ĐVHC cấp xã còn 10 ĐVHC cấp xã. Đáng phấn khởi là việc làm này nhận được sự đồng thuận lớn trong Nhân dân và cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). 99,1% cử tri các xóm, 90% đại biểu HĐND của 5 xã và huyện biểu quyết đồng ý với chủ trương sáp nhập này. Có được kết quả đó là nhờ huyện đã quan tâm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở.

Về Cao Phong thăm các vùng đất giàu truyền thống lịch sử

Những ngày này, dọc các con đường thuộc địa bàn huyện Cao Phong đều rực rỡ cờ, pa nô, khẩu hiệu. Cao Phong hòa chung khí thế của cả nước chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tại các địa danh lịch sử nổi tiếng như: Chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quoèn Ang (xã Hợp Phong), đền Thượng Bồng Lai (thị trấn Cao Phong), tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh)..., người dân và du khách thập phương thành kính dâng những nén hương thơm để tưởng nhớ một thời kỳ lịch sử làm rạng danh vùng đất Mường Thàng.

Huyện Cao Phong: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp chất lượng cao

Những năm qua, huyện Cao Phong đã phát huy lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp chất lượng cao và các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Từ đó đưa huyện trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Cao Phong kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 15/3, huyện Cao Phong long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (15/3/2002 - 15/3/2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì. Tới dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh.

Hiện thực hóa quyết tâm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Xác định cơ sở hạ tầng đi trước một bước, tạo đà cho KT-XH phát triển, trong nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Qua đó từng bước hiện thực hóa quyết tâm thu hút đầu tư, tận dụng các nguồn lực để phát triển KT-XH.

Các điểm đến nô nức kích cầu du lịch

Ngay khi có thông tin 'đôi cánh' hàng không và du lịch lần lượt mở lại từ ngày 15/2 và 15/3, nhiều địa phương đã tung ra những chiến dịch kích cầu du lịch nhằm tăng lợi thế cạnh tranh.

Hòa Bình: Loạt khu nhà ở 'vỡ tiến độ', cẩn trọng xuống tiền dính dự án 'ma'

Thanh tra tỉnh Hòa Bình 'điểm mặt' 6 dự án chậm tiến độ do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng như: Dự án khu đô thị mới Hòa Bình - Geleximco; dự án khu đô thị mới Trung Minh B; khu nhà ở Thăng Long Xanh...

Hàng loạt dự án khu đô thị, nhà ở tại Hòa Bình 'vỡ tiến độ'

Qua thanh tra 9 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn, Thanh tra tỉnh Hòa Bình chỉ ra có đến 6 dự án 'vỡ tiến độ' do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có dự án của các 'ông lớn' bất động sản như: Dự án khu đô thị mới Hòa Bình - Geleximco; dự án khu đô thị mới Trung Minh B; Khu dân cư núi Đầu Rồng, khu nhà ở Thăng Long Xanh...

Du lịch Hòa Bình: Sẵn sàng tâm thế để vượt qua đại dịch

Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và Hòa Bình không phải là ngoại lệ. Lượng khách tụt giảm mạnh, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch vẫn luôn được phát huy nhằm tạo tâm thế vững vàng vượt qua đại dịch.

Độc đáo quần thể hang động ở Cao Phong, Hòa Bình

Quần thể hang động ở núi Đầu Rồng, thuộc thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách Quốc lộ 6 khoảng 1km được phát hiện hơn 10 năm trước. Tại đây có nhiều động lớn, nhỏ chung quanh núi và dựa trên đặc điểm tự nhiên của từng hang mà người dân đặt cho những tên như: Hoa Sơn Thạch Động, Động Không Đáy, Phong Sơn Động, Nhãn Long Sơn Động…

Nhộn nhịp du xuân đầu năm

Khác với cảnh đường phố khá vắng vẻ trong đêm giao thừa, bắt đầu từ mùng 3 Tết, các điểm du lịch và tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút đông người đến du xuân, chiêm bái với tâm lý chung là tận hưởng kỳ nghỉ lễ và mong một năm mới tốt lành. Cũng vì thế mà các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch, chùa, đền tấp nập người, xe. Nhiều người đã chấp hành quy định phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Tuy nhiên, do lượng người tập trung đông nên việc giữ khoảng cách khó thực hiện, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19.

Kỳ bí hang động Hòa Bình

Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi 'Đẻ đất, đẻ nước', những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới khám phá hết được. Đó là những di sản thiên nhiên quý giá nằm trong đại ngàn hoang sơ - những thạch động đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn chứa nhiều câu chuyện mang sắc màu tâm linh kỳ bí.

Sức hấp dẫn của du lịch Cao Phong

Lần đầu tiên đi du lịch Cao Phong nhưng chị Phan Thúy Quỳnh (Đông Anh, Hà Nội) đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp ôn hòa của vùng đất mới. Thời điểm cận Tết, những vùng cam bạt ngàn trải khắp địa bàn huyện khoác lên mình tấm áo tươi mới mà mùa xuân ban tặng. Trên những nẻo đường uốn quanh những đồi cam ngập nắng, nếu hít thật sâu sẽ cảm nhận thấy hơi thở ấm áp của đất trời, báo hiệu một năm mới an yên, hạnh phúc.

Huyện Cao Phong: Dấu ấn trong công tác dân vận chính quyền

Thực hiện công tác dân vận chính quyền (DVCQ), cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Cao Phong quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của cơ quan Nhà nước; đổi mới phương thức hoạt động theo hướng trọng dân, vì lợi ích của dân, phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân.

Những điểm đến thú vị ở Cao Phong

Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10 km, huyện Cao Phong sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Dưới đây là một số điểm đến không nên bỏ qua khi tới Cao Phong:

Những điểm đến thú vị ở Cao Phong

Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km, huyện Cao Phong sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái cùng nhiều điểm tham quan hấp dẫn. Dưới đây là một số điểm đến không nên bỏ qua khi tới Cao Phong:

Lãnh đạo huyện Cao Phong đối thoại với 7 hộ dân thị trấn Cao Phong về vướng mắc trong giải phóng mặt bằng

Chiều 2/11, Huyện ủy Cao Phong tổ chức hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Huyện ủy và đồng chí Chủ tịch UBND huyện với 7 hộ dân trên địa bàn thị trấn Cao Phong về vướng mắc trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khu dân cư núi Đầu Rồng.

Khám phá núi Đầu Rồng

Đến thăm vùng đất Mường Thàng, một điểm du lịch du khách không thể bỏ qua là quần thể hang động Núi Đầu Rồng. Hang động núi Đầu Rồng nằm ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), cách trung tâm TP Hòa Bình khoảng 15 km đi theo QL6. Quần thể hang động Núi Đầu Rồng được Bộ VH-TT&DL cấp bằng di tích quốc gia vào năm 2012 với nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể tuyệt vời của tạo hóa… đem lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách trong vào ngoài tỉnh.

Huyện Cao Phong chú trọng bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch

Có những lợi thế riêng của vùng đất Mường Thàng tươi đẹp, trù phú, còn lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên hữu tình với nhiều danh thắng, điểm du lịch được du khách biết đến. Huyện Cao Phong đã, đang chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển các loại hình du lịch.

Chiêm ngưỡng danh thắng núi Đầu Rồng

Trải dài hơn 1 km, với hình dáng như một con rồng khổng lồ đang phủ phục, núi Đầu Rồng không chỉ là quần thể thắng cảnh hùng vĩ của thị trấn Cao Phong (Cao Phong), mà còn là nơi bảo lưu nhiều chứng tích lịch sử về con người, mảnh đất Cao Phong trù phú.

Huyền ảo Cao Phong

Quốc lộ số 6 sau khi đi qua dốc Cun sẻ đôi huyện Cao Phong rồi lên thẳng Mai Châu (Hòa Bình). Nẻo đường Tây Tiến xưa dẫn tới bản Giang Mỗ sương bay mù mịt. Hình ảnh binh đoàn chiến sĩ Thủ đô năm xưa hiện ra trước mặt.

Khai thác tiềm năng du lịch tâm linh, không gian văn hóa Mường

Cao Phong - vùng đất Mường Thàng giàu bản sắc văn hóa truyền thống, còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc, là một phần trong nền Văn hóa Hòa Bình, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa gắn với quá trình đấu tranh của dân tộc, đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Cổ tự núi Đầu Rồng

PTĐT - Tiếng kệ, lời kinh bao năm vẫn vang vọng trên đỉnh Thủ Long (núi Đầu Rồng), 'Lão Thị' nghìn năm tuổi vẫn ngày ngày quấn lấy thân đa tỏa bóng xanh mát...

Hiệu quả phong trào thi đua yêu nước ở huyện Cao Phong

Phong trào thi đua yêu nước lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia, tạo động lực to lớn để huyện Cao Phong hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH.