TS. Bùi Trinh: Nên nghĩ nhiều hơn về chính sách 'trọng cung'

'Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chọn chính sách kích cầu vì phía cung của họ rất mạnh, nền kinh tế sản xuất ra nhiều hàng hóa. Điều này không đúng với trường hợp nền kinh tế Việt Nam', TS. Bùi Trinh, Viện Quản trị và Công nghệ FSB – trường Đại học FPT, trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Mừng, lo từ dữ liệu kinh tế quý I

TS. Bùi Trinh. Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội quý I năm nay. Có những con số mang đến niềm vui và cũng có một vài dữ liệu đáng phải suy tư.

Những cân nhắc tỷ giá

Trong ngắn hạn, có thể tỷ giá tăng cao hơn 3%, thậm chí lên 4% nhưng sau đó sẽ giảm dần và cả năm dao động ở biên độ xoay quanh 3%.

Mối quan hệ Keynes – Leontief trong nền kinh tế Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, câu hỏi đặt ra là các nhân tố của cầu cuối cùng (bao gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư, xuất khẩu) lan tỏa thế nào đến giá trị sản xuất và đặc biệt là giá trị tăng thêm?

Phân tích thay đổi cấu trúc GDP của Việt Nam

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2023 khoảng 6%, là mức tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Quan hệ Keynes - Leontief và nền kinh tế Việt Nam

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, để phân tích về cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới, J.M.Keynes đưa ra ý niệm về GDP như là tổng cầu cuối cùng và ông cho rằng, khi can thiệp hoặc làm tăng lên ở phía cầu sẽ kích thích phía cung. Năm 1941, Wasily Leontief được giải Nobel với công trình 'Cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ' đã lượng hóa ý tưởng này. Mối quan hệ Keynes - Leontief cho rằng, một sự gia tăng của các yếu tố cầu sẽ kích thích sản xuất và sau đó lan sang thu nhập. Vậy trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, các nhân tố của cầu cuối cùng (bao gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư, xuất khẩu) lan tỏa thế nào đến giá trị sản xuất và đặc biệt là giá trị tăng thêm?

Nghịch lý Leontief và nền kinh tế Việt Nam

Lý thuyết Heckscher-Ohlin (còn gọi là lý thuyết H-O) cho rằng một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.

Học Bác xung kích trong mỗi việc làm

Học tập và làm theo Bác, nhiều năm qua, anh Lê Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Thống kê, Bí thư Chi đoàn Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang luôn xung kích, đi đầu trong mọi công việc.

Kinh tế số đang chiếm tỷ trọng như thế nào trong GDP?

Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 25% GDP và năm 2030 chiếm 30% GDP.

Những con số cho thấy đa số người dân thu nhập không đủ sống

Từ khi chuyển từ hệ thống hạch toán sản xuất vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nhiều chỉ tiêu của Việt Nam ngày càng tương đồng với thế giới. Đồng thời cũng phát sinh một số ngộ nhận về con số GDP như chỉ tiêu 'tuyệt đối', nó được xem như thành tích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống. Một số người đã mặc nhiên xem GDP bình quân đầu người như là thu nhập bình quân đầu người, khi nói đến GDP bình quân đầu người nhiều người lập tức so sánh đến thu nhập của dân cư.

Vun đắp sức mạnh nội tại

TS. Bùi Trinh. Trong đợt 1 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua kế hoạch phát triển năm 2024, đặt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%, một mục tiêu đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm cao. Trước đó, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ thực thi hiệu quả các giải pháp nhằm củng cố, vun đắp năng lực nội sinh của nền kinh tế. Bài viết này so sánh một số chỉ số kinh tế cơ bản giữa Việt Nam và Trung Quốc, với hàm ý giải thích thêm, vì sao yêu cầu các đại biểu Quốc hội đặt ra lại hết sức quan trọng với đất nước.

Cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Theo TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nước giải khát có đường cần được nghiên cứu kỹ, để hạn chế ảnh hưởng tới doanh nghiệp và sinh kế của 337.000 nông hộ trồng mía.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Thấy vậy nhưng không phải vậy

Nhìn vào tỷ trọng đóng góp về giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, nhiều nghiên cứu đã vội vã kết luận 'công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực cho phát triển của nền kinh tế', nhưng sự thật có phải như thế?

Tăng lương và chỉ số giá sản xuất

Ngoài nỗi lo lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng do yếu tố tâm lý thường thấy, việc tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức sẽ làm tăng chỉ số giá sản xuất và tác động đến khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Nhìn nhận lại công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010, giá trị tăng thêm của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 17,13% trong GDP, chiếm 19,2% trong tổng giá trị tăng thêm (GVA - Gross Value Added) và chiếm 64,04% trong toàn ngành công nghiệp. Đến năm 2021, tỷ trọng này tăng lên tương ứng là 24,6%, 27% và 78,1%. Nhưng liệu có đúng nếu cho rằng công nghiệp chế biến chế tạo là động lực phát triển của nền kinh tế thời gian qua?

Đừng vội mừng với hàng tỷ đô xuất siêu!

Nền kinh tế xuất siêu khoảng 6,35 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nhưng chớ vội mừng!

Khôi phục ADN tăng trưởng cho TPHCM từ đâu?

Khả năng đổi mới sáng tạo, độ cởi mở trong tiếp cận cái mới, độ linh hoạt trong môi trường kinh doanh của TPHCM là có. Nhưng cũng có sự bất cập trong mô hình quản lý đô thị loại đặc biệt như TPHCM với sự hình tượng dễ hiểu là TP đang mặc chiếc áo quá chật so với cơ thể đang lớn nhanh.

Được và mất khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều nội dung mới; trong đó có đề xuất đưa đồ uống có đường (nước ngọt), thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn... vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hiểu đúng về ngành kinh doanh bất động sản

Các nhà quản lý và thậm chí cả các chuyên gia hiểu về 'hoạt động kinh doanh bất động sản' rất khác với phân ngành chuẩn của Liên Hợp Quốc và Việt Nam. Do đó, làm rõ để hiểu đúng số liệu thống kê, và hiểu đúng thị trường có thể giúp ích cho ngành, đặc biệt là những người làm chính sách khi dùng thống kê và số liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng và thực thi chính sách trong lĩnh vực này.

'Hậu phương' nông nghiệp

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong 3 nhóm ngành gộp của nền kinh tế, cùng với công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Chính phủ ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia

Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm 45 cuộc điều tra,khảo sát, trong đó 3 cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia và 42 cuộc điều tra thuộc lĩnh vực khác.

Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm 45 cuộc điều tra

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 3/2023/QĐ-TTg ngày 15/2/2023 ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia.

Ảnh hưởng thực sự của kinh tế số

Về mặt chính thức, không ai biết tỷ lệ kinh tế số so với GDP là bao nhiêu, nhưng điều quan trọng và cần quan tâm hơn chính là ảnh hưởng thực sự của kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam 2023 dự báo chỉ thua Mexico và Ấn Độ

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh thứ hai thế giới (12,3%) năm 2022 chỉ sau Ấn Độ, và dự báo nhanh thứ ba thế giới (10,3%) vào năm 2023 sau Mexico và Ấn Độ, và dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong giai đoạn 2022 - 2026…

Vì sao thu nhập của dân cư ít hơn chi tiêu?

Sáng ngày 6-10-2022, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo về tình hình lao động việc làm quí 3 và chín tháng năm 2022. Theo số liệu được công bố, thu nhập bình quân của người lao động trong quí 3 tăng khoảng 1,6 triệu đồng; thu nhập bình quân chín tháng đầu năm 2022 là 6,6 triệu đồng/tháng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021.Chín tháng đầu năm 2022 thu nhập của người lao động (từ sản xuất) hụt so với chi tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng hơn 200.000 tỉ đồng. Còn trong năm 2021, thiếu hụt tương ứng giữa thu nhập của người lao động so với tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng 518.000 tỉ đồng. Nhưng tổng thu nhập của dân cư còn bao gồm từ các nguồn ngoài sản xuất, như thu nhập từ sở hữu thuần và thu nhập từ chuyển nhượng.

Giá cả, thị trường và chuyện quản lý

Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp có chủ đề 'Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững' được tổ chức ngày 11-8-2022. Điều này cho thấy Chính phủ quan tâm đến phục hồi nhanh và phát triển bền vững nền kinh tế. Muốn như vậy cần biết chúng ta phải thích ứng với cái gì, đang 'bệnh' ở đâu để phục hồi và phát triển?

Buồn, vui với thành tích xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm nay hồi phục rõ nét, các nhóm hàng chủ lực đều duy trì đà tăng trưởng cao, quy mô xuất khẩu cũng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui lại là nỗi buồn vì hưởng lợi từ thành tích xuất khẩu của nước ta lại là nước khác.

Việt Nam xuất khẩu, Trung Quốc hưởng lợi lớn

Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 6-2022 ước khoảng 32,2 tỉ đô la Mỹ và sáu tháng đầu năm 2022 khoảng 185,489 tỉ đô la Mỹ; trong khi đó tổng giá trị nhập khẩu tháng 6-2022 khoảng 33,2 tỉ đô la và sáu tháng đầu năm 2022 là 186,055 tỉ đô la. Trong sáu tháng đầu năm nhập siêu hàng hóa khoảng 566 triệu đô la Mỹ.

Tăng lương có khi không hiệu quả bằng giảm thuế

Ngày 12-6 Chính phủ ban hành Nghị định 38, theo đó từ ngày 1-7-2022 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ tăng thêm 6%, tương ứng tăng từ 180.000-260.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành. Tuy nhiên, người lao động ở khu vực cá thể dường như vẫn nằm ngoài 'tầm phủ' của Nghị định 38, mặc dù khu vực này đóng góp xấp xỉ 30% giá trị tăng thêm vào GDP.

Nguy cơ lạm phát hiện hữu

Năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,84% so với năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,23% của năm 2020. Trong đó, nhóm các hàng hóa tăng giá mạnh chủ yếu là xăng dầu và gas theo biến động giá thế giới: giá xăng dầu tăng 31,74%, giá gas tăng 25,89%. Bên cạnh đó là giá gạo tăng 5,97%, giá vật liệu nhà ở tăng 7,03% và giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% theo lộ trình điều chỉnh tăng học phí.

Có những loại đầu tư công hầu như không hỗ trợ cho tăng trưởng

Số liệu trên trang web của Tổng cục Thống kê có đến năm 2020 cho thấy, năm 2020 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 2,16 triệu tỉ đồng, trong đó đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước khoảng 729.000 tỉ đồng, chiếm xấp xỉ 33,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tuy nhiên cũng theo Niên giám và trang web của Tổng cục Thống kê, khoản tiền 2,16 triệu tỉ đồng chỉ tạo ra khoảng 1,7 triệu tỉ đồng tài sản cố định và tài sản lưu động, tức là chỉ khoảng 78,5% khoản tiền xã hội bỏ ra đầu tư đến được với sản xuất để tạo ra tài sản.Muốn giữ vững được tăng trưởng thực sự, cần giảm giá đầu vào. Các sản phẩm đầu vào đương nhiên phụ thuộc vào giá thế giới và chính sách thuế. Giá thế giới thì khó hoặc không thể can thiệp hoặc kiểm soát; do đó chỉ có thể giải quyết bằng chính sách thuế.

Chọn lọc để ưu đãi FDI, đừng để nông dân thiệt

Việc xây dựng tiêu chí để chọn lọc ưu đãi cũng cần phải công bằng cho DN trong nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

Giá xăng dầu thấp thì có lợi hơn!

Xung đột giữa Nga và Ukraine khiến cho thị trường xăng dầu thế giới vốn đã nóng lại càng nóng bỏng hơn. Ở thị trường trong nước, giá các mặt hàng xăng dầu cũng liên tục leo thang và thiết lập những kỷ lục mới.Tính toán từ bảng cân đối liên ngành cho thấy, xăng dầu chiếm khoảng 5,8% trong giá trị sản xuất và chiếm 8,2% trong tổng chi phí trung gian của nền kinh tế. Riêng với nhóm ngành vận tải, xăng dầu chiếm 46,1% trong giá trị sản xuất và chiếm khoảng 62% trong tổng chi phí trung gian.

Ảnh hưởng giảm thuế VAT rất nhỏ bé!

Ngày 28-1-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số sản phẩm giảm từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.Nếu giá đầu vào như xăng, dầu tăng lên 5% thì việc giảm thuế VAT 2% không có một chút giá trị nào về mặt kinh tế mà dường như chỉ có giá trị về mặt động viên tinh thần.

Tiến hành 'khám sức khỏe' tổng thể nền kinh tế

Điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian và lập bảng cân đối liên ngành (gọi tắt là điều tra IO) là một trong những cuộc điều tra quan trọng của ngành Thống kê có chu kỳ 5 năm, được quy định trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Tổng cục Thống kê đang tập trung lực lượng triển khai cuộc điều tra này, dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 12/2021.

Tổng cục Thống kê điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành

Điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian và lập bảng cân đối liên ngành là một trong những cuộc điều tra quan trọng của ngành thống kê có chu kỳ 5 năm (vào các năm tận cùng là 3 và 8).

Hiệu quả của rừng không chỉ ở tỷ lệ phần trăm GDP

Phá rừng ở Việt Nam thuộc loại nghiêm trọng nhất thế giới. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do chưa thấy được tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp. Các nhà chức trách dường như quá mê với chỉ số GDP nên mọi thứ đều được so sánh với GDP.

Giải mã nghịch lý của ngành thép

Ngành thép đang tồn tại một nghịch lý mà bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được, đó là tình trạng thừa nguồn cung thép xây dựng nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào…