Chung tay ươm mầm tài năng

Với mô hình đào tạo tài năng THPT liên thông đại học (ĐH), ĐH Quốc gia Hà Nội đang dự kiến thí điểm cho học sinh THPT học tích lũy tín chỉ ĐH từ năm học 2024 - 2025.

Đấu trường Sunbot cấp quốc gia 2024: Chinh phục công nghệ, kiến tạo tương lai

Ngày 20/4, đã diễn ra Vòng chung kết cấp Quốc Gia ĐẤU TRƯỜNG SUNBOT 2024 với chủ đề 'Chinh phục công nghệ, kiến tạo tương lai'.

Nâng cao hiểu biết về giáo dục sớm cho người dân

Những nội dung tại hội thảo 'Giáo dục sớm và dinh dưỡng góp phần khai mở tiềm năng, nâng cao tầm vóc trẻ em Việt' năm 2024 sẽ giúp người dân Hà Tĩnh hiểu rõ hơn về thực tiễn ứng dụng của phương pháp này.

Vì sao học phí đại học tăng thấp hơn lộ trình?

Sau 3 năm giữ ổn định mức học phí đại học do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, bắt đầu từ năm học 2023-2024, mức học phí đại học chính thức được điều chỉnh tăng so với năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81 để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là giải pháp phù hợp, dung hòa cho cả người học và các nhà trường.

Dạy thêm - học thêm: Biến tướng từ đâu?

Là nhu cầu có thật đến từ ba phía phụ huynh, HS và GV, nhưng do thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, hoạt động dạy thêm - học thêm trở nên biến tướng.

Bài 3: Quy định lỗi thời

11 năm sau khi Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm - học thêm có hiệu lực thi hành nhưng thực tế, hoạt động này phần lớn vẫn là tự phát, mạnh ai nấy làm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là bởi nhiều quy định tại thông tư đã không còn phù hợp.

Không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc, chất lượng tiếng Anh có giảm sút?

Thông tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi khiến nhiều người lo lắng về chất lượng môn học này.

Nhìn lại Diễn đàn 'Có nên tiếp tục tổ chức thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở?': Cần tạo môi trường để học sinh phát triển toàn diện

Việc học tập, thi cử của học sinh luôn được các bậc phụ huynh, thầy, cô giáo và các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm. Vì vậy, ngay sau khi mở Diễn đàn 'Có nên tiếp tục tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS?', tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc. Trong số các ý kiến được đăng cũng như chưa có dịp đăng trên diễn đàn, có hơn 60% đồng ý dừng kỳ thi, gần 40% ý kiến cho rằng vẫn nên tiếp tục tổ chức nhưng cần khắc phục triệt để hạn chế, bất cập, hướng tới một kỳ thi nhẹ nhàng, giảm áp lực, không chạy theo thành tích...

Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn phát triển lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non

Ngày 9/11/2023, Hiệp Hội vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) trực thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE) tổ chức Hội thảo khoa học 'Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non'.

Điều trị thành công bệnh tự kỷ nếu can thiệp sớm

Phát hiện sớm và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ, cũng như giảm việc chi trả những khoản kinh phí lớn cho can thiệp khi trẻ lớn lên. Đây là nhận định được đưa ra tại 'Hội thảo phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non' diễn ra sáng nay 9/11 tại Hà Nội.

Xây dựng trường học hạnh phúc cần thực chất

Lấy cảm hứng từ mô hình 'Happy School' của UNESCO, mô hình 'Trường học hạnh phúc' được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước. Khẳng định việc xây dựng trường học hạnh phúc là cần thiết, song các chuyên gia cũng lưu ý trường học hạnh phúc phải là nhu cầu tự thân của mỗi nhà trường chứ không phải hoạt động mang tính phong trào và tránh làm theo kiểu hình thức.

Viện thuộc trường đại học gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh tự chủ tài chính

Viện thực hiện tự chủ trong bối cảnh chưa thực sự đầy đủ điều kiện cơ bản mang tính nền tảng như: tính ổn định của nguồn thu; năng lực của đội ngũ…

Người thầy là yếu tố quan trọng để trường học thực sự hạnh phúc

Mới đây, mạng xã hội đăng tải clip một thầy giáo ở Thạch Thất, Hà Nội đứng trên bục giảng chỉ tay, xưng 'mày- tao' với học sinh và trước đó là sự việc cô giáo ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội có hành động không đúng chuẩn mực đối với học sinh khi em này mua bánh sinh nhật cho lớp không đúng ý mình, cô giáo tiểu học ở Thanh Hóa đánh học sinh lớp 4 bầm tím mông…

Bài học cho người thầy trong ứng xử với trò

Chỉ trong một thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo do giải quyết các tình huống sư phạm không đúng, có lời nói và hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực đối với học sinh, gây bức xúc dư luận xã hội.

Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?

Kết thúc thời hạn đăng ký xét tuyển đại học năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000, tương đương 66% số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Con số này cũng đồng nghĩa với việc có gần 1/3 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học và chọn 'lối đi' khác. Điều bất thường này liệu có phải là tín hiệu vui?