Dâng ngọc, lụa cúng trời đất

Tế Giao là lễ tế quan trọng nhất vào dịp đầu năm của các triều đại phong kiến. Lễ vật dâng tế trời đất chủ yếu là 'tam sinh', tức 3 loài gia súc là bò, lợn, dê. Ngoài ra còn có hàng trăm loại trái cây, hương hoa, trầm trà, bánh trái, đèn sáp...

Ai không đỗ trạng nguyên vẫn được gọi là Trạng Bùng?

Ông có những đóng góp lớn cho triều đại nhà Lê, đồng thời là người mang giống ngũ cốc quý về Việt Nam.

Kinh đô thời loạn nhà Lê chỉ còn là phế tích

Tồn tại 50 năm, chứng kiến ba vua nhà Hậu Lê lên ngôi, kinh đô Vạn Lại - Yên Trường giờ chỉ còn là những dấu tích nhạt phai, dần chìm vào quên lãng.

Kinh đô kháng chiến nhà Hậu Lê bị lãng quên

Từng đóng vai trò quan trọng trong việc trung hưng nhà Lê nhưng kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (Thanh Hóa) giờ chỉ còn là phế tích

Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (Thanh Hóa): Giờ chỉ còn là phế tích!

Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (hay còn gọi là kinh đô Nam triều) thuộc địa phận hai xã Thuận Minh và Thọ Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), có vai trò quan trọng là căn cứ địa để nhà Lê bắt đầu sự nghiệp trung hưng đất nước, là kinh đô kháng chiến chống nhà Mạc.

Núi Bằng Trình trong Bàn A Sơn thập cảnh

Làng Bằng Trình xưa, thôn Nam Bằng 1 ngày nay, nằm ở hình sông, thế núi hữu tình vùng đất xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa. Vì thế, trong mười cảnh đẹp quần tụ ở hai bờ sông Chu mà các danh sĩ xưa đã gọi là Bàn A Sơn thập cảnh, có núi Bằng Trình được sử gia Ngô Thì Sĩ mô tả 'Khánh Bằng liệt chướng' (tức núi Đại Khánh và núi Bằng Trình cùng hàng).

Trên đất An Lạc Châu

Nằm bên tả ngạn sông Chu, An Lạc Châu được biết đến là tên gọi cổ xưa của làng Yên Lược (xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân). Vùng đất cổ trù mật, từng một thuở tấp nập trên bến dưới thuyền. Nơi đây, còn nằm trong 'không gian' của kinh đô kháng chiến Yên Trường - Vạn Lại của nhà Lê Trung hưng xưa kia.

Thượng thư Lê Trạc Tú - danh thơm để lại cho đời

Sinh ra trong gia đình danh giá ở làng Hộ Thịnh (Phú Thịnh) nay là thôn Khang Thịnh, xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn, Thượng thư Lê Trạc Tú được biết đến là nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp quan trọng đối với triều đình Lê - Trịnh. Không chỉ vậy, ông còn được người đời nhắc nhớ bởi sự thanh liêm, chính trực.

Về Xuân Sinh nghe chuyện các vị vua thời Lê Trung hưng

Trên vùng đất 'địa linh nhân kiệt' và 'thang mộc' của 2 vương triều Tiền Lê, Hậu Lê, không chỉ có đền thờ Lê Hoàn, có kinh đô tưởng niệm Lam Kinh, mà còn có kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường nơi hào kiệt bốn phương trông về với lòng ngưỡng mộ và mong muốn giương cao ngọn cờ trung hưng, phù Lê, chống Mạc. Ở đó, mỗi di tích chứa đựng cả hàng trăm câu chuyện, hàng nghìn hiện vật.

Trên đất Trường Giang

Nhắc đến Trường Giang (Nông Cống) người ta nhớ đến vùng quê có nghề làm nón lá nổi tiếng xứ Thanh. Nơi đây cũng là quê hương của hai văn sĩ nổi tiếng là Minh Hiệu và Xuân Sách. Trong quá trình hình thành và phát triển, miền quê được bao bọc bởi những dòng sông đã 'ấp ôm' trong không gian làng nhiều giá trị văn hóa đậm nét.

Phật giáo Đại Việt thời vua Lê chúa Trịnh

Sử liệu cho biết, mỗi khi có việc quan trọng, Trịnh Tùng đều cử thuộc cấp đến chùa tế, lễ, chẳng hạn như năm 1592, đến lễ ở chùa Thiên Xuân, huyện Thanh Oai (nay thuộc thôn Phùng Khoang, quận Hà Đông, Hà Nội); Năm Nhâm Tý (1612), đến lễ cầu an tại Huyền Thiên huyện Thọ Xương...

Phục dựng Lễ tế Nam Giao để bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới Thành Nhà Hồ

Với mục đích làm rõ ý nghĩa và giá trị của nghi lễ tế giao (Lễ tế trời ở đàn Nam Giao) trong lịch sử, quy trình và cách thức tế giao dưới các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung, triều đại nhà Hồ nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học 'Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và Lễ tế Nam Giao Vương triều Hồ'.

Bảo tồn, phát huy giá trị kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (Bài 2): Ước mong bao đời...

Dù là một kinh đô có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà Lê trung hưng đất nước, song theo thời gian, kinh đô kháng chiến một thời dần rơi vào quên lãng. Bảo tồn, phát huy giá trị kinh đô xưa một cách xứng tầm không chỉ là ước mong của người dân Vạn Lại - Yên Trường mà còn là nỗi niềm mong mỏi của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương nơi đây.

Bảo tồn, phát huy giá trị kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (Bài 1): Những 'chứng tích' sót lại của kinh đô xưa

Kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường (hay còn gọi là kinh đô Nam Triều) tồn tại vào giữa thế kỷ XVI (nằm trên địa phận 2 xã Thuận Minh và Thọ Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), có vai trò là căn cứ địa để nhà Lê bắt đầu sự nghiệp trung hưng. Tồn tại gần nửa thế kỷ, trải qua 4 đời vua, diễn ra 7 kỳ thi tiến sĩ,... đây được xem là chốn kinh kỳ một thời. Tuy nhiên, do nhiều biến cố lịch sử, đến nay chỉ còn là phế tích.

Hội thảo khoa học 'Các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng và Lễ hội Vạn Lại - Yên Trường'

Sáng 30-7, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức hội thảo khoa học 'Các vị vua, công thần thời đầu Lê Trung Hưng và Lễ hội Vạn Lại - Yên Trường'.