Cận cảnh loài chim quý lần đầu tiên xuất hiện ở miền Trung

Loài chim Quắm đen quý hiếm thường thấy ở miền Nam lần đầu tiên xuất hiện ở miền Trung.

Lần đầu tiên ghi nhận loài chim quý ở miền Trung

Ngày 16/5, ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong quá trình kiểm tra thực địa tại vùng cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, một nhóm nghiên cứu phát hiện và ghi nhận 14 cá thể chim quý có tên Quắm đen sinh sống. Đây là lần đầu tiên ghi nhận loài chim quý này tại miền Trung.

Quắm đen lần đầu tiên xuất hiện ở miền Trung: Loài cực quý!

Việc ghi nhận loài quắm đen tại khu vực cửa sông Ô Lâu và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đánh dấu một bước quan trọng trong công tác bảo tồn chim hoang dã ở miền Trung Việt Nam.

Lần đầu ghi nhận loài quắm đen ở miền Trung

Việc ghi nhận loài quắm đen cho thấy, khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư.

Đồng Tháp: Tổ chức diễn tập phương án phòng chữa cháy rừng

Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức diễn tập chữa cháy rừng tại khu 'Bảo tồn tre, tràm' thuộc Rừng tràm Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh).

Nguy cơ cháy rừng cao, giám sát chặt từ cơ sở, không chủ quan, lơ là

Trong những ngày qua, do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-39 độ C, có nơi 44 độ C. Toàn quốc đã xảy gần 20 vụ cháy rừng làm trên 260 ha rừng các loại bị thiêu rụi. Trước tình trạng trên, các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Xây dựng những nông dân chuyên nghiệp trên đất Sen hồng - Bài 1: Tư duy mới, hành động mới

Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nhấn mạnh 'Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn'.

Cò ốc có trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg, là một loài chim quý đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được bảo vệ và nghiêm cấm săn bắt dưới mọi hình thức.

Bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim trước nguy cơ cháy trong mùa khô

Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) có diện tích hơn 7.313 ha; trong đó diện tích đất có rừng hơn 2.557 ha, chủ yếu là rừng tràm, tiếp giáp đất sản xuất nông nghiệp, khu dân cư và hoạt động du lịch. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024, đơn vị đã chủ động mọi nguồn lực, trực 24/24 giờ để phòng, chống cháy rừng.

Đàn cò trên cánh đồng quanh vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim

Vào thời điểm bà con nông dân vệ sinh đồng ruộng, làm đất và chuẩn bị gieo sạ lúa, trên cánh đồng ở quanh vùng đệm của Vườn Quốc gia Tràm Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện đàn cò với số lượng lên đến hàng nghìn con, bay lượn và tìm kiếm thức ăn trên đồng ruộng, tạo nên cảnh tượng vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.

Thư về tòa soạn: Chủ động phòng, chống cháy rừng ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Trước thời tiết nắng nóng và hanh khô, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, lực lượng chuyên trách bảo vệ và phòng, chống cháy rừng của Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim đã tích cực phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm liên huyện Tam Nông-Tân Hồng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, lực lượng quân sự, công an tuần tra, đốt cỏ chủ động phòng cháy tại các khu A1, A3, A4 và A5.