Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Huyện Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Nuôi cá lồng tạo sức hút để du lịch hồ Hòa Bình phát triển

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố giáp hồ. Hồ Hòa Bình được ví như vịnh Hạ Long trên núi với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Bên cạnh đó, hồ còn có môi trường trong sạch, nguồn thủy sinh phong phú thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhằm khai thác tiềm năng để phát triển du lịch lòng hồ, các địa phương thuộc khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình tập trung đầu tư phát triển nuôi cá lồng, với mong muốn các loài cá quý sẽ trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, nhất là khách nước ngoài.

Cảng Thung Nai hướng tới sự hài lòng của du khách

Tại cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) không xảy ra tình trạng chèo kéo khách. Theo chỉ dẫn của tổ bảo vệ, khách xếp hàng mua vé và xuống tàu. Chủ tàu trang bị đầy đủ áo phao, hướng dẫn khách du lịch những kỹ năng an toàn khi trên tàu. Đến trạm kiểm tra Cảnh sát đường thủy nội địa sẽ kiểm tra số lượng khách, lệnh xuất bến... Chất lượng dịch vụ tại cảng Thung Nai hướng tới tạo sự hài lòng cho khách du lịch hồ Hòa Bình.