Theo dòng lịch sử 1975 - 2010 của các Đảng bộ phường, xã trực thuộc Thành ủy Phan Thiết: Bài 2: Thành quả bước đầu qua 25 năm đổi mới (1986 - 2010)

Quá trình đổi mới Đảng bộ các phường, xã đã từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.

Tìm lại dấu xưa vùng đất Hamu Lithit…

Lịch sử đã ghi lại, trên con đường khai phá phương Nam, vùng đất được mang tên Bình Thuận hình thành từ năm 1697, đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Bấy giờ chúa mới đặt dinh Bình Thuận, vùng ven biển có 4 đạo là: Phan Rang, Phố Hài, Phan Thiết và Ma Ly. Chúng tôi có nhiều lần điền dã cố tìm hiểu vùng đất mà người Chăm xưa gọi là Hamu Lithit (ruộng gần biển) để khi người Việt vào khai phá thì trở thành địa danh Phan Thiết.

Xóm Động Giá

Chắc có lẽ trước đây thật là lâu, biển đã có ở nơi này, nơi một thời tuổi thơ tôi đã lớn lên cùng năm tháng. Từng đụn cát trắng phau nối nhau chạy dài từ bờ bên phía biển lên đến tận trên này, cách xa hàng cây số. Nơi đã được nên xóm nên làng theo biến thiên của xã hội và tụ cư của người dân. Từ ga xe lửa cũ lên đến chợ Phường theo trục đường Nguyễn Hoàng (nay là Lê Hồng Phong). Trước Trường trung học Phan Bội Châu có con đường cát nhỏ đi vào xóm Động Giá, cùng chằng chịt trong xóm là những con đường cát nhỏ khác chạy theo xóm, theo làng. Từ ngã ba bệnh viện, theo đường Lương Ngọc Quyến (nay là Nguyễn Hội ) đi lên, nơi có cái chợ nhỏ mang tên chợ Đồn, cùng cái xóm Cây Duối và xóm Cây Số Một, theo đường 8 lên đến đồn Trinh Tường. Cũng từ xóm Cây Số Một, theo con đường đất đi ra xóm Lò Gạch, xóm gò ông Tịnh, bây giờ đã trở thành Bến xe Bắc Phan Thiết. Gộp chung hết các xóm này lại, trước đây người ta gọi là khu 7, phường Phú Trinh.

Nhớ mùa cá chốt đồng

Bình Thuận cứ vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, trời mưa liên miên, nước ngập tràn ruộng đồng, sông suối. Quê tôi ở làng Xuân Phong (nay là xã Phong Nẫm) cách không xa trung tâm Phan Thiết. Vào mùa này, bọn trẻ choai chúng tôi cũng sắp vào mùa tựu trường, nên cố cho hết những ngày hè đáng nhớ vào những thú vui và những trò chơi nơi đồng nội ở một vùng quê trù phú. Gọi là săn cho nó có vẻ mỹ từ một chút, chứ vào mùa này cá chốt đang vào mùa rộ lớn. Chúng đi thành từng đàn theo con nước tràn mưa để tìm mồi, đông lềnh khênh ở những nơi nào có nước.

Bên nay bờ sông Cái

Sau bao năm theo dòng đời nổi trôi, tình cờ tôi gặp lại anh - người bạn chung Trường Phan Bội Châu ở những năm 1964, và càng thân nhau hơn từ lúc chúng tôi học thêm, luyện thi đệ thất trong những tháng hè tại trường của cô Năm Thông ở Lại Yên (Hàm Thắng). Kể lại chuyện xưa, anh bùi ngùi luyến tiếc, bởi với anh thì cái tên Lại Yên (hay Lại An) xưa lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Thích là vì nó đã in sâu trong tuổi thơ cho đến lúc lớn lên phiêu bạc. Và cũng bởi ngay trong giấy khai sinh cũ của anh vẫn còn ghi địa danh này. Với anh đó đích thực là 2 tiếng quê hương.

Tìm về câu hát quê xưa…

Thời nhà Nguyễn, trước năm 1945, Phú Tài, Đại Nẫm, Xuân Phong là 3 làng quê nằm liền nhau ở ngoại vi Phan Thiết thuộc tổng Đức Thắng và tổng Lại An, phủ Hàm Thuận, mà ngày nay là 2 phường Phú Tài, Xuân An và xã Phong Nẫm (ghép chữ Xuân Phong và Đại Nẫm) của thành phố Phan Thiết đang trên đường đẩy nhanh đô thị hóa. Trải bao năm tháng thăng trầm, 3 làng quê ấy còn mãi câu hát thuở nào đã trở thành di sản của một miền quê thương nhớ: