Khắc phục tình trạng 'cán bộ xơ cứng, không dám hành động'

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, ngày 25/5, Quốc hội thảo luận việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Gói hỗ trợ lãi suất, giảm thuế VAT 2% và thực trạng cán bộ sợ sai nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

Chủ động sử dụng chính sách tài khóa thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đề nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần chủ động sử dụng chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng giai đoạn 2024 - 2025.

Nhiều bài học quý về phản ứng chính sách và tính khả thi khi ban hành chính sách

Việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 là 'hết sức kịp thời, hợp lòng dân'. Đây là Nghị quyết thể hiện rõ tinh thần 'ứng vạn biến' của Quốc hội. Việc Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao ngay trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện trách nhiệm giám sát của Quốc hội và tinh thần đồng hành với Chính phủ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nghị quyết đã ban hành.

Đại biểu đề nghị kéo dài và mở rộng đối tương giảm thuế VAT 2%

Đánh giá cao việc thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2% đối với các mặt hàng theo Nghị quyết 43 của Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị tiếp tục kéo dài và mở rộng đối tượng được giảm thuế.

Xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét theo tình hình thực tế cho điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả sang các chính sách mà xã hội, người dân đang có nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ; đồng thời, tăng thêm nguồn vốn cho địa phương thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm.

Kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

Đánh giá cao hiệu quả của chính sách giảm 2% thuế VAT, đại biểu đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục thực hiện chính sách trong thời gian phù hợp.

Đại biểu Quốc hội trăn trở tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ có đánh giá một cách căn cơ, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp thật sự hiệu quả đối với tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Nghị quyết 43: Làm rõ trách nhiệm giải trình trong quản lý đầu tư công

Một trong những điểm sáng khi thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội là đã tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Bên cạnh những kết quả đạt được thì tiến độ giải ngân một số dự án vẫn chưa bảo đảm theo yêu cầu của Nghị quyết, dù đã được cho phép kéo dài.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa thuế thu nhập cá nhân để kích thích tiêu dùng

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) kiến nghị xem xét chính sách thuế thu nhập cá nhân để kích thích tiêu dùng; xem xét mức giảm trừ gia cảnh; hoàn thiện khung khổ pháp lý chi đầu tư công.

Kiến nghị tiếp tục chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp thời điểm 'mùa giáp hạt'

Thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43, sáng 25/5, một số đại biểu Quốc hội kiến nghị, với chính sách giảm nộp thuế đến cuối năm 2024 được kéo dài sang năm 2025, đây là thời điểm 'giáp hạt' đối với doanh nghiệp.

Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT

Các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số thuế, phí, vì trên thực tế việc giảm thuế và phí 2 năm qua không ảnh hưởng tổng thu ngân sách.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị xem xét chính sách thuế về thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh.

Điểm sáng thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15: Chính sách thuế đã đến với người dân, doanh nghiệp

Sáng 25/5, thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao gói hỗ trợ tài khóa. Có đại biểu đánh giá, điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 là nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ đã đến được với người dân, doanh nghiệp.

Có những dự án kết thúc thời gian thực hiện vẫn chưa phê duyệt được chủ trương đầu tư

ĐBQH chỉ rõ có những dự án đến cuối năm 2023 kết thúc thời gian thực hiện Nghị quyết vẫn chưa phê duyệt được chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều lần, chưa phê duyệt quyết định đầu tư, không đủ điều kiện bố trí vốn.

Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp...

ĐBQH: Xem xét tiếp tục giảm thuế, phí, hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu

Sáng 25/5, thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần chủ động sử dụng chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng giai đoạn 2024 - 2025.

ĐBQH TRỊNH THỊ TÚ ANH: CHỦ ĐỘNG SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA THÚC ĐẨY CÁC ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG GIAI ĐOẠN 2024-2025

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận sáng 25/5, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng chỉ ra rằng, tiếp nối những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 43, cần chủ động sử dụng chính sách tài khóa, chính sách kinh tế khác và quá trình cải cách thể chế chung nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng giai đoạn 2024-2025.

Đề xuất giao CSGT đào tạo cho lái xe bị trừ hết điểm bằng lái: Cần xem lại

Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất giao lực lượng CSGT tổ chức đào tạo lái xe cho người bị trừ hết điểm bằng lái xe.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý giao thông đường bộ

Chiều 22/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đề xuất giáo dục an toàn giao thông vào chương trình chính khóa trong nhà trường

Nhiều ĐBQH cho rằng giáo dục ý thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cần được thực hiện sớm và đưa vào chương trình chính khóa trong nhà trường.

Đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục cụ thể hóa các điều luật khi trẻ em tham gia giao thông

Đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ liên quan trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, tiếp tục cụ thể hóa các nguyên tắc này để bảo vệ trẻ em tốt nhất.

Đại biểu Quốc hội đề nghị không để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô

Vị trí ngồi cùng hàng với người lái là vị trí nguy hiểm nhất trên xe ô tô. Nhiều hãng xe cũng thường xuyên khuyến cáo về việc không nên cho trẻ em ngồi ở hàng người lái.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Xây dựng văn hóa, văn minh giao thông

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

NHIỀU ĐBQH GÓP Ý VỀ QUY ĐỊNH ĐIỂM VÀ TRỪ ĐIỂM CỦA GIẤY PHÉP LÁI XE

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV là quy định điểm của giấy phép lái xe. Các ý kiến cho rằng, đây là quy định mới và lần đầu tiên được đề xuất trong dự thảo Luật lần này. Việc quy định điểm và trừ điểm của giấy phép lái xe là phù hợp và rất cần thiết nhằm nâng cao quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đồng thời là biện pháp có tính giáo dục, răn đe, giúp nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Đoàn ĐBQH tiếp xúc cử tri phường 2, TP Đà Lạt

Sáng 10/5, để chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Tổ số 1 - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng...Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tiếp thu các ý kiến cử tri và đề nghị UBND TP Đà Lạt quan tâm giải quyếtĐBQH Trịnh Thị Tú Anh - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh báo cáo cử tri về nội dung chủ yếu tại kỳ họp thứ 7Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Đặng Quang Tú tiếp thu, giải trình và chỉ đạo phòng Quản lý Đô thị giải quyết kiến nghị cử tri về đất đai, xây dựngCử tri nêu ý kiếnĐại diện các sở, ngành, địa phương và cử tri tham dựQuang cảnh tiếp xúc cử tri tại phường 2, TP Đà Lạt

Bán điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng: 'Không hợp lý, nên bỏ chính sách này'

Theo chuyên gia, đề xuất bán điện mặt trời mái nhà nối lưới dư thừa giá 0 đồng là không hợp lý, cần nghiên cứu lại.

Lùm xùm tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN: Cần sớm xử lý, tránh hệ lụy

Theo các chuyên gia, những tồn tại ở Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là chưa đúng theo quy định của Luật GD đại học, cần sớm được xử lý.

Bảo đảm tiền lương, phụ cấp cho nhân lực y tế cơ sở 'đủ sống'

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 281/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở, Thủ tướng yêu cầu 'nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo'.

Nâng mức đóng BHYT, mức hưởng tăng đến đâu?

Trước đề xuất của Bộ Y tế về việc cần có lộ trình nâng dần mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng điều này cần tiến hành song song với mở rộng quyền lợi hưởng BHYT, đặc biệt trong bối cảnh chi phí khám, chữa bệnh đang ngày càng tăng cao.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị có chính sách đặc thù để đào tạo nhân lực hạt nhân

Chuyên gia cho rằng, cần có chính sách quan tâm, chế độ đãi ngộ hợp lý, bố trí tuyển dụng khi sinh viên ra trường đối với lĩnh vực hạt nhân.

Bằng TS học ở nước ngoài muốn tham gia giảng dạy cần được Bộ GD&ĐT công nhận

Theo các chuyên gia, cần quy định 'cứng' buộc tiến sĩ học ở nước ngoài, tham gia giảng dạy phải thực hiện công nhận văn bằng.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ, CÔNG CHỨNG, THỪA PHÁT LẠI, ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Chiều 21/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chương trình giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động luật sư, công chứng, thừa phát lại, đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng'.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KỲ HỌP THỨ 6 THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC ĐỀ RA CÁC QUYẾT SÁCH QUAN TRỌNG, KỊP THỜI, ĐÁP ỨNG MONG MỎI CỦA CỬ TRI

Nhìn lại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, đây là một kỳ họp lớn với nhiều nội dung quan trọng, đảm bảo dân chủ, công khai, trí tuệ, trách nhiệm, giúp cho hoạt động của Quốc hội ngày càng tốt hơn, gắn bó với cử tri hơn. Đồng thời Quốc hội cũng đề ra nhiều quyết sách kịp thời, giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn cuộc sống, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri và đáp ứng mong mỏi của cử tri trước các vấn đề nổi cộm còn đang vướng mắc.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG: PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐẠI BIỂU DÂN CỬ TẠI KỲ HỌP THỨ 6

Tại kỳ họp thứ 6, các ĐBQH của tỉnh Lâm Đồng tích cực tham gia thảo luận, đóng góp kiến với hơn 25 lượt phát biểu, thảo luận, tranh luận, chất vấn tại tổ và tại hội trường. Nhiều nội dung thảo luận, ý kiến góp ý có chất lượng, xuất phát từ thực tiễn được Quốc hội, các cơ hữu quan nghiên cứu, tiếp thu...

Kỳ họp thứ 6: Dấu ấn về một Quốc hội đổi mới, gần gũi cử tri và Nhân dân

Các đại biểu cho rằng không khí kỳ họp rất sôi nổi, dân chủ, có nhiều điểm mới, thể hiện sự linh hoạt, trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát, quyết sách các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đại biểu đánh giá cao chất lượng kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết và họp phiên bế mạc. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã ghi nhận ý kiến của Đại biểu Quốc hội đánh giá về kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tránh khoảng trống pháp luật về đấu giá tài sản

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, sáng nay, 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Quy định về tài sản đấu giá còn chung chung, chưa cụ thể

Tham gia ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho biết, về tài sản đấu giá, dự thảo luật quy định, tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Đại biểu cho rằng quy định như vậy còn chung chung, vì theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản.

Để thực hiện thành công đổi mới GD cần trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt

Chính sách dù thiết thực đến đâu, nếu thiếu đi 'cánh tay đắc lực' của công tác thông tin, truyền thông, sẽ rất khó đi vào thực tiễn.

Tháo gỡ khó khăn trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay đã đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116 để tháo gỡ khó khăn trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ đã sớm nhận thấy vướng mắc trong thực hiện NĐ 116

Việc thực hiện Nghị định 116 còn nhiều vướng mắc trong đặt hàng, đấu thầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm nhận thấy điều này.

Phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Trăn trở mức lương giáo viên

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, nhiều giáo viên gặp khó khăn về mức lương. Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, đồng thời mong muốn xã hội có sự chia sẻ với đội ngũ nhà giáo.

'Nữ sinh tham gia bạo lực ngày càng nhiều khiến chúng tôi rất lo lắng'

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, một trong những nguyên nhân học sinh tham gia bạo lực ngày càng nhiều là do các em vừa phải chứng kiến bạo lực gia đình, lại vừa là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vì vậy, cần ngăn chặn bạo lực từ gia đình.

Bộ trưởng GD&ĐT lý giải việc nên có kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo Bộ trưởng GD&ĐT kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh, còn là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển.

Bộ GD-ĐT: Cả nước có gần 700 vụ bạo lực học đường trong hai năm qua

Trong hai năm qua, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh. Bình quân, cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn về đặt hàng đào tạo giáo viên

Việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116 của Chính phủ vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng chỉ chiếm 17,4% số sinh viên nhập học

Chiều 7/11 tại nhà Quốc hội, chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho biết, Nghị định số 116 năm 2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đã có tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, đây là tiền đề để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

Bên hành lang Quốc hội: Việt Nam hiện có tới gần 38 triệu lao động chưa qua đào tạo

Sáng nay thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến năng suất và chất lượng lao động của Việt Nam đang ở mức thấp, trong khi đó, đây là vấn đề cốt lõi để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Và bài toán này không thể không kể đến vai trò của các cơ sở giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực.Trao đổi bên lề Quốc hội, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, ĐBQH Lâm Đồng đã có những chia sẻ xung quanh nội dung này.

Đại biểu QH đề xuất 'Việt Nam phát triển ngành hạt nhân nguyên tử'

Cho rằng ngành hạt nhân nguyên tử của Việt Nam có nhiều tiềm năng, đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh đề xuất có định hướng và chủ trương để phát triển