Quảng Trị: Chương trình nghệ thuật 'Trường Sơn - chân trần chí thép'

Cùng với các hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn 19/5 (1959 - 2024), tối 19/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị), Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam, Binh đoàn 12 và Tỉnh ủy Quảng Trị phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật 'Trường Sơn - chân trần chí thép'.

Ngày đặc biệt trong quan hệ hữu nghị Mexico - Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 19/5, tờ Regeneracíon, kênh truyền thông chính luận của Đảng Phong trào Tái thiết Quốc gia (Morena) cầm quyền tại Mexico, đã đăng bài viết nêu bật mối quan hữu nghị với Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (19/5/1975) và kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn: Viết tiếp những kỳ tích mới từ con đường huyền thoại

Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước bị chia cắt, liên lạc giữa hai miền hết sức khó khăn. Tuyến liên lạc duy nhất lúc đó là miền Tây Quảng Trị do Liên khu 5 phụ trách. Tuy nhiên, tuyến đường này không thể đáp ứng được yêu cầu chi viện lớn về nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam...

Thế trận cầu đường Đông-Tây Trường Sơn trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, các lực lượng Bộ đội Trường Sơn, trong đó lực lượng Công binh Trường Sơn luôn đi trước mở đường, bảo đảm đường cơ động lực lượng và binh khí kỹ thuật cho các binh đoàn chủ lực nhanh chóng, kịp thời tham gia các chiến dịch.

Đường Trường Sơn - biểu tượng của ý chí quyết thắng và khí phách anh hùng

Là một con đường huyền thoại, một kỳ tích lịch sử, mỗi mét đường, mỗi cành cây, ngọn cỏ trên tuyến đường Trường Sơn đều thấm đượm mồ hôi, xương máu của biết bao anh hùng, liệt sỹ.

65 năm truyền thống Bộ đội Trường Sơn: Tri ân sâu sắc các thế hệ cha anh

Năm nay, cả nước kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Truyền thống đó khởi nguồn với việc thành lập 'Đoàn công tác quân sự đặc biệt' (Đoàn 559), có nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại.

Mở đường Hồ Chí Minh: Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là con đường huyết mạch, con đường đi vào huyền thoại của dân tộc Việt Nam.

Đoàn 559 và tuyến đường huyền thoại mang tên Bác

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), đất nước tạm thời bị chia cắt, để giữ vững liên lạc giữa hai miền, bảo đảm cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam, ta mới chỉ có một tuyến đường qua miền tây Quảng Trị, nhưng không đáp ứng được yêu cầu vận tải số lượng lớn. Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 khẳng định: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; phương pháp cách mạng, phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang...

65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Cách đây 65 năm, Đoàn công tác quân sự đặc biệt - Đoàn 559 chính thức được thành lập nhằm mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền Nam. Hoạt động trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh với tổng chiều dài hàng nghìn km, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 anh hùng đã vượt qua bom đạn, thời tiết khắc nghiệt vận chuyển hàng vạn tấn quân lương, đạn dược, bộ đội vào chiến trường miền Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Dấu ấn của Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch giai đoạn 1971 - 1975

Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng, ngày 19-5-1959, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) tổ chức 'Ðoàn công tác đặc biệt' (sau là Ðoàn 559, đến tháng 7-1970 đổi tên thành Bộ tư lệnh Trường Sơn), có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho chiến trường miền Nam; đưa bộ đội, cán bộ cơ quan dân-chính-đảng từ miền Bắc vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc chiến đấu, công tác, thực hiện các nhiệm vụ khác.

Căn hầm bí mật chứa hơn 2 tấn vũ khí giữa lòng TP Hồ Chí Minh

Hơn 2 tấn vũ khí, thuốc nổ, súng, đạn của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968 nằm dưới căn hầm bí mật giữa lòng TP Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn: Phát huy phẩm chất bộ đội Trường Sơn trong thời đại mới

65 năm trước, vào ngày 19/ 5/1959, Đường Hồ Chí Minh, một con đường giao thông quan trọng kết nối từ miền Bắc đến miền Nam của Việt Nam đã hình thành. Đường Hồ Chí Minh không chỉ là một con đường thông thương, mà còn là một con đường tinh thần, kết nối lòng dân tộc Việt, tạo ra sự thống nhất và đoàn kết toàn dân tộc.

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang 'kể' những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.

Phát huy tinh thần tự hào dân tộc của học sinh Thủ đô

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiều 7-5, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức hoạt động giáo dục di sản cho học sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tham quan triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới'.

Xúc động Lễ kỷ niệm 56 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 - Đợt 2

Dù bước đi chập chững trên đôi nạng, nhưng những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn xưa đã trao nhau những nụ cười ấm áp, những cái ôm thắm thiết khi gặp lại đồng đội cũ khiến các thế hệ trẻ hôm nay càng trân quý ý nghĩa của độc lập, tự do.