Giao lưu văn hóa, văn nghệ truyền thống huyện Quảng Xương

Sáng 20/5, huyện Quảng Xương đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ truyền thống năm 2024. Đây là hoạt động nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh.

'Con trò' Lê Thị Cảnh và hành trình gìn giữ, phát huy Ngũ trò Viên Khê

Trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hành trình 'hồi sinh' và tỏa sáng của Ngũ trò Viên Khê (xã Đông Khê, Đông Sơn) là hành trình đầy khó khăn và thử thách. Trên hành trình ấy không thể không kể đến sự đóng góp của 'con trò' Lê Thị Cảnh (thôn Viên Khê 1) - người đã có 35 năm gắn bó với Ngũ trò Viên Khê.

Lễ hội có thể liên kết để phát triển du lịch?

Có sẵn tiềm năng nhưng phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đó là hành trình dài, cần có sự vào cuộc của cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến mỗi người dân.

Bí ẩn trò diễn Xuân Phả ở xứ Thanh

Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết. Đây là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia lân bang đến chúc mừng hoàng đế nước Việt xưa.

Hội làng Xuân Phả

Nằm bên hữu ngạn sông Chu, làng Xuân Phả (nay là xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân) là 'quê hương' của trò diễn Xuân Phả nổi tiếng. Về vùng đất cổ trong những ngày đầu tháng 2 (âm lịch), du khách được hòa mình vào không gian lễ hội Xuân Phả đặc sắc, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Đặc sắc lễ hội Xuân Phả năm 2024

Ngày 19/3 (tức mùng 10/2 năm Giáp Thìn), lễ hội truyền thống làng Xuân Phả năm 2024 được tổ chức tại xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân.

Nét đẹp Lễ hội kỳ phúc làng Quỳ Chử, xã Hoằng Quỳ

Trong thời gian 3 ngày, từ ngày 15 đến 17/3/2024 (tức từ mùng 6 đến 8/2 năm Giáp Thìn), làng Quỳ Chử, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) tổ chức lễ hội kỳ phúc với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng yên ổn.

Trò diễn Xuân Phả độc nhất vô nhị trên sân khấu Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc

Ngày 24,25/2, trong khuôn khổ Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2024 tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, các nghệ nhân đến từ xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã thể hiện trò diễn Xuân Phả- tiết mục múa hát đặc sắc để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa.

Khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Giáp Thìn 2024

Sáng 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), TP Thanh Hóa tổ chức khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Giáp Thìn 2024.

Để di sản văn hóa phi vật thể được giữ gìn, lan tỏa

Với 7 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú đã làm nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) xứ Thanh đa dạng và phong phú từ tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, đến các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... Bằng nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả của các cấp, ngành, các địa phương, nhiều giá trị DSVHPVT ngày càng được gìn giữ, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống cộng đồng.

Đưa di sản văn hóa phi vật thể xứ Thanh đến gần hơn với du khách

Xứ Thanh với hàng trăm di sản văn hóa phi vật thể, từ lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống đến phong tục, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian. Đây là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, không chỉ góp phần làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hóa mà còn định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch của điểm đến.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài 1): Văn hóa - nguồn lực phát triển du lịch

Xứ Thanh, mảnh đất chất chứa tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, sắc màu thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, các giá trị văn hóa ấy chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.

Gắn hoạt động văn hóa với phát triển du lịch

Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh thường niên tổ chức tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch. Tuần lễ được tổ chức với mục đích nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.

TP Thanh Hóa: Vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử (Bài 3): Biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển bền vững

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi hội tụ trí tuệ, bản lĩnh, ý chí khát vọng của người xứ Thanh. Với khát vọng thịnh vượng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thanh Hóa đã và đang biến giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp thành nguồn lực to lớn, phục vụ sự phát triển bền vững của vùng đất Hạc Thành.

Rộn ràng lễ hội...

Xứ Thanh – một miền di sản! Dường như mỗi ngọn núi, dòng sông, ẩn hiện trong bóng dáng làng, bản đều lắng đọng trầm tích lịch sử - văn hóa. Theo thời gian, những khối trầm tích ấy góp phần dệt nên độc đáo di tích, rộn ràng lễ hội...

Độc đáo kiến trúc nghệ thuật Nghè Nguyệt Viên hơn 400 tuổi

Nghè Nguyệt Viên xưa thuộc làng Nguyệt Viên, xã Từ Minh, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm, Nghè vẫn còn lưu giữ nét kiến trúc cổ kính, độc đáo.

Đặc sắc lễ hội truyền thống Xuân Phả năm 2023

Ngày 1-3 (tức mùng10 tháng 2 năm Quý Mão), xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân đã tổ chức lễ hội truyền thống Xuân Phả năm 2023.

Ngày xuân nghe chuyện múa trò Xuân Phả

Những ngày xuân ấm, như một dòng chảy ngược, lòng người lại xốn xang tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống xứ Thanh. Trong đó, những câu chuyện về múa trò Xuân Phả vẫn luôn đủ sức hấp dẫn, say mê đối với cả người kể chuyện và người nghe. Qua biết bao thăng trầm, biến ảo, múa trò Xuân Phả vẫn bền bỉ sức sống, góp thêm vào bức tranh di sản sắc màu sinh động...

Đặc sắc trò diễn Xuân Phả

Trò diễn Xuân Phả dân gian, là trò diễn độc nhất vô nhị được kết tinh cùng nghệ thuật cung đình, tạo nên những tiết mục hát múa đặc sắc, mô tả cảnh các quốc gia lân bang đến chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa.

Dấu ấn làng Giàng và trấn thành xưa

'Làng Giàng trên chợ dưới sông/ Vui người vui cảnh đến không muốn về', vùng đất ngọt ngào vị cam và thơm mùi thuốc lá này là nơi mà trấn thành của tỉnh Thanh Hóa đã đặt liên tục suốt 4 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) và xa hơn nữa, từ thời Bắc thuộc, vào các thế kỷ đầu Công nguyên, thì thành Tư Phố - lỵ sở của quận Cửu Chân cũng là đây.

Đa dạng các sản phẩm du lịch nhằm 'níu' chân du khách

Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cùng truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, TP Thanh Hóa ôm trong mình nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo, giàu bản sắc. Để 'níu' chân du khách khám phá vùng đất Hạc Thành, TP Thanh Hóa đã và đang tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch thế mạnh.

Người một đời tâm huyết với Xuân Phả

Gần 40 năm gắn bó, nghệ nhân Bùi Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường (Thọ Xuân) đã coi trò Xuân Phả như cái nghiệp của mình, để từ đó tận tâm, tận lực, đau đáu nỗi niềm phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa quý báu của cha ông.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19-4: Phát huy truyền thống văn hóa, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về 'Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc' đã nhấn mạnh, phải làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, để tạo dựng nên một đời sống tinh thần cao đẹp và góp phần hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Thấm nhuần quan điểm đó, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, tỉnh ta luôn đề cao, coi trọng việc phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng của vùng đất và con người xứ Thanh, xem đây là động lực cho mọi sự phát triển.

Vị thế của quốc gia Đại Việt qua trò Xuân Phả

Trò Xuân Phả là ảnh xạ của lịch sử về việc tiến cống, chào mừng của những nước lân bang và thể hiện khát vọng độc lập tự chủ, hùng cường Đại Việt. Tích trò và nội dung của năm điệu múa cổ làng Láng chính hồn cốt của dân tộc, thông qua lời ca và những điệu múa chứa đựng những thông tin của một thời đã qua, phản ánh quá khứ hào hùng, vị thế của quốc gia Đại Việt với các nước trong khu vực và quốc tế.

Xuân về rộn ràng làn điệu dân ca, dân vũ Đông Anh

Xuân đang đến gần mơn man trên từng nhánh lá, quanh xóm làng đâu đó vang lên câu hát 'Lên chùa bẻ một cành sen/Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…'

Vùng đất cổ Hoằng Hóa: Một không gian văn hóa đậm đà bản sắc

Dưới góc độ của một không gian văn hóa đậm đà bản sắc, vùng đất cổ Hoằng Hóa đã góp một nét bút đặc sắc, để làm phong phú và rạng rỡ hơn bức tranh văn hóa muôn màu của xứ Thanh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung, trong suốt dặm dài lịch sử.

Liên hoan văn hóa các dân tộc, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nhằm động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước.