Khó khăn trong thu hút, đào tạo nghề cho lao động miền núi

Mặc dù đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong lĩnh vực tuyển sinh các lớp dạy nghề, liên kết học nghề, có các chế độ hỗ trợ, tuy nhiên thời gian qua các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông vẫn không tuyển đủ học viên theo kế hoạch được giao. Khi công tác này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả thiết thực thì việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao vẫn chưa thể bền vững.

Đan Phượng: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 94%

Nếu như năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Đan Phượng mới đạt 31% thì đến nay sau 15 năm sáp nhập về Thủ đô Hà Nội, tỷ lệ này đã đạt 81,5%. Mỗi năm huyện giải quyết việc làm thêm, việc làm mới cho trên 3.000 lao động.

Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại huyện Như Xuân

Đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, vì vậy những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện Như Xuân đã đẩy mạnh công tác ĐTN, nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Mường Nhé đào tạo nghề gắn với thực tế sản xuất

ĐBP - Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án 'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn' theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956), công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mường Nhé đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn; hình thành mô hình sản xuất mang hiệu quả cao, giúp người dân có việc làm và ổn định cuộc sống.