Báo Giác Ngộ số 1253 ra ngày 24-5 có những nội dung gì?

Mời bạn đọc cùng đón xem Báo Giác Ngộ số 1253, ra ngày 24-5 với những tin tức Phật sự trong và ngoài nước về mùa Phật đản Phật lịch 2568 cùng những bài viết có giá trị, đáng quan tâm.

Báo Giác Ngộ số 1252: Chung tay hành động để kiến tạo hòa bình thế giới

Những lời dạy vượt thời gian của Đức Phật về bình an và thương yêu chính là con đường dẫn đến một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn. Đó là thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhân Đại lễ Vesak Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Báo Giác Ngộ.

Mơ và thực

'...Sau tuần chung thất của mẹ, tôi mơ thấy một vị thầy tới nói rằng mẹ tôi đã vãng sinh. Xin cho biết ý nghĩa của giấc mơ này? Gia đình tôi đã làm khá đầy đủ các nghi lễ cầu siêu, vậy mẹ tôi có được vãng sinh?', thắc mắc này của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn giải đáp trên Báo Giác Ngộ số 1250, ra ngày 3-5-2024.

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Báo Giác Ngộ số 1248: Bất biến và tùy duyên nên hiểu, ứng dụng như thế nào?

Tôi nghe giảng thường gặp câu 'Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên'. Xin cho biết ý nghĩa của câu này. Ứng dụng tinh thần này vào cuộc sống của hàng cư sĩ thế nào? Hai chữ 'tùy duyên' này có giống với tùy duyên mà người ta thường nói không?

Báo Giác Ngộ số 1247: Hạnh phúc từ sự hiến tặng và sống thuận tự nhiên

Đó là những chia sẻ của Thiền sư Pomnyun Sunim - người sáng lập và là Chủ tịch Hội Phật giáo Tịnh độ (Hàn Quốc) trong cuộc phỏng vấn dành riêng với Báo Giác Ngộ, nhân chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Báo Giác Ngộ số 1246: Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Một bậc hành giả Tịnh độ mẫu mực

Đó là những nhận định của Đức Pháp chủ GHPGVN về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, bậc đại dịch giả kinh điển Đại thừa, vị suốt đời thực hành pháp môn Tịnh độ, nhà lãnh đạo Phật giáo qua nhiều giai đoạn lịch sử. Báo Giác Ngộ số 1246, ra ngày 5-4 trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Báo Giác Ngộ số 1245: Nhổ mũi tên phiền muộn

Làm thế nào để chúng ta có thể nhổ mũi tên phiền muộn trong lòng mình? Mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ của Tỳ-kheo Thanissaro do Phổ Tịnh lược dịch đăng trên Báo Giác Ngộ số 1245 ra ngày 29-3-2024.

Báo Giác Ngộ số 1244: Nghe pháp như thế nào cho có lợi lạc?

Gần đây, mạng xã hội rộ lên những đợt tranh luận về nội dung thuyết giảng, chia sẻ của một số chư tôn tịnh đức. Có những bài giảng cũ được cắt đăng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, có những video lần đầu xuất hiện, tạo nên những làn sóng lo lắng của Phật tử.

Báo Giác Ngộ số 1243: Chùa ở chung cư

Không khó để khẳng định rằng hiếm đô thị nào ở nước ta có những hình thái văn hóa đặc thù như Sài Gòn - TP.HCM. Một trong số đó phải kể đến những ngôi chùa được tạo lập và gìn giữ suốt mấy chục năm qua trên các chung cư, có thể coi như dấu ấn của lịch sử trong dòng chảy thời gian của thành phố này.

Báo Giác Ngộ số 1242: 'Vì đâu ra nỗi này? Chùa dạo này vắng quá!'

Đó là lời than của một vị Tăng ở Cao nguyên khi có dịp gặp chúng tôi sau Tết Giáp Thìn. Vị này cho biết ở ngôi chùa nơi Thầy đang hành đạo, trong dịp rằm tháng Giêng vừa rồi, chỉ trên dưới 100 Phật tử lui tới, giảm rất nhiều so với trước đây.

Báo Giác Ngộ số 1241: 'Luôn tin mình rộng lớn hơn rất nhiều những gì biết về bản thân'

Đó là chia sẻ của thầy Thích Minh Niệm - tác giả cuốn sách nổi tiếng Hiểu về trái tim, Làm như chơi và nhiều cuốn sách khác, là vị thầy hướng dẫn những phương pháp thực tập chữa lành giúp đỡ đến nhiều người. Mời bạn đọc cùng theo cuộc phỏng vấn này trên Báo Giác Ngộ số 1241, ra ngày 1-3.

Báo Giác Ngộ số tất niên ra ngày 2-2-2024 (23 tháng Chạp, Quý Mão) có gì đặc biệt?

Nhân tưởng niệm cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1917-1973), Báo Giác Ngộ trân trọng giới thiệu lại nội dung bài viết 'Một 'sự nghiệp' của đời tôi' do ngài viết từ hơn nửa thế kỷ trước. Mời bạn đọc cùng theo dõi trên chuyên mục Phật học.

Tập san Đuốc Sen ra mắt ấn phẩm Xuân Giáp Thìn 2024

Tập san Đuốc Sen, ấn phẩm của Hệ phái Khất sĩ, do Hòa thượng Thích Minh Thành, Giáo phẩm Hệ phái chủ biên đã phát hành số 33 với chủ đề 'Mừng Xuân Giáp Thìn 2024 - Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang'.

Báo Giác Ngộ số 1238: Điều cốt lõi của người tu

Đó là nội dung bài giáo giới cho Tăng Ni tại Khóa huân tu tập trung Phật lịch 2567 tại Việt Nam Quốc Tự của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đăng trên chuyên mục Phật học - Báo Giác Ngộ số 1238, ra ngày 26-1-2024. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Báo Giác Ngộ số 1237: Giữ giới & phước đức

'Người phạm hay khuyết giới làm việc thiện và người giữ giới làm việc thiện thì phước đức khác nhau thế nào?', thắc mắc này của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn giải đáp trên Báo Giác Ngộ số 1237, ra ngày 19-1-2024.

Báo Giác Ngộ số 1235: Người con Phật và Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligent)

Trong hơn 10 năm trở lại đây, nhân loại đã sử dụng trên máy tính và điện thoại nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại, được xem như một phần của trí tuệ nhân tạo (AI). Những sản phẩm này đã trở thành công cụ cần thiết trong đời sống hàng ngày.

Báo Giác Ngộ số 1234: Dấu ấn 48 năm phụng sự, những điều lưu lại của năm 2023

Báo Giác Ngộ số 1234 này đến tay bạn đọc nhằm vào những ngày khép lại năm 2023 đầy biến động, trong đó niềm vui cũng có, mà nỗi lo lắng cũng nhiều. Gần 50 năm về trước, vào 1-12-1975, Giác Ngộ được Bộ Thông tin Văn hóa Cộng hòa miền Nam Việt Nam cấp giấy phép hoạt động báo chí số 07/QĐ-BC.

Báo Giác Ngộ số 1233: Nên lập trai đàn hay chỉ làm phước để hồi hướng?

Gia đình tôi có 2 người thân mất cách nhau không lâu. Chúng tôi muốn lập trai đàn cầu siêu độ và hóa giải oan khiên, nhưng được khuyên nên dùng khoản kinh phí đó làm từ thiện, sau đó hồi hướng phước đức cho những người đã mất. Vậy gia đình tôi nên làm gì để cho những người vừa mất thực sự được lợi ích?

Báo Giác Ngộ số 1232: Mẫu hình Phật tử Việt Nam trong tư tưởng của Trần Nhân Tông

Mẫu người Phật tử Việt Nam thời Trần là một mẫu người Bồ-tát trang nghiêm, là một mẫu người trượng phu trung hiếu. Bồ-tát dĩ nhiên là một phạm trù tư tưởng lớn của Phật giáo, còn trượng phu là một phạm trù của tư tưởng Nho giáo.

Báo Giác Ngộ số 1231: Năm uẩn đều không, vậy cái gì tái sinh?

Tôi tìm hiểu giáo lý đạo Phật và được biết năm uẩn đều không. Tuy vậy tôi cũng chưa hiểu hết về sự vô thường và vô ngã của từng uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Mong được quý Báo chia sẻ về vấn đề này. Quan trọng hơn, nếu năm uẩn đều không thì cái gì tái sinh ở đời sau?

Báo Giác Ngộ số 1230: Quán niệm về cái chết là con đường đưa đến sự bất tử

Tác giả Nikki Mirghafori đã nêu ra những phương pháp thực hành chánh niệm về cái chết dựa trên những lời dạy của Đức Phật trong kinh Maranasati. Trong đó, Đức Phật đã khuyên hội chúng nên quán niệm về cái chết trong từng hơi thở. Đây cũng chính là con đường dẫn đến sự bất tử (Niết-bàn).

Làm việc thiện nhưng sao chưa gặp quả lành?

Làm việc thiện phước nhiều nên chắc chắn bạn sẽ hưởng được nhiều quả lành. Bạn đã trồng nhiều nhân lành nhưng chưa gặt quả tốt. Đây không phải là sự bất minh của luật nhân quả. Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.

Báo Giác Ngộ số 1228: Như Lai là Thầy chỉ đường

Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết trên được đăng ở Báo Giác Ngộ số 1228, ra ngày 17-11-2023, chuyên mục Phật học.

Phật giáo quan niệm như thế nào về nguồn gốc loài người?

Nguồn gốc loài người trên trái đất này quan điểm của Phật giáo được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta.

Báo Giác Ngộ số 1227: Ưu tư về sự lão hóa của tín đồ Phật giáo

Câu hỏi: 'Số lượng tín đồ mỗi ngày mỗi giảm: do đâu?' đã trở thành tâm điểm trong hầu hết các phiên tọa đàm, thảo luận, đúc kết tại Khóa bồi dưỡng chuyên ngành về hướng dẫn Phật tử cho khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ, do Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ tổ chức.

Đuốc Sen ra ấn phẩm đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang

Tập san Đuốc Sen số 32 vừa được ấn hành. Nhân dịp kỷ niệm 100 ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang, Ban Biên tập đã dành nhiều bài viết nghiên cứu về Tổ sư cũng như đăng tải các hồi ức, chia sẻ quý báu của các bậc tôn túc trưởng lão thuộc Hệ phái Khất sĩ về Tổ sư.

Báo Giác Ngộ số 1226: Bối diệp lưu hương - Di sản Đức Đệ tam Pháp chủ để lại cho Giáo hội

Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Lương Hoàng đăng trên chuyên mục Văn hóa - Báo Giác Ngộ số 1226, ra ngày 3-11 về Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021), bậc tùng lâm thạch trụ với sở học sâu dày, đặc biệt là về kinh điển Hán tạng. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Báo Giác Ngộ số 1223: Phụng sự Tam bảo đúng pháp

Bạn đọc thắc mắc về việc sử dụng tiền ở thùng công đức để sắm sửa hoa trái, hương đèn cúng Phật và chi trả điện, gas của chùa do thầy trụ trì đi vắng đã lâu, như vậy có phạm giới trộm cắp của Tam bảo không? Mời bạn đọc theo dõi ở mục Tư vấn - Báo Giác Ngộ số 1223, ra ngày 13-10.

Báo Giác Ngộ số 1222: Cúng cô hồn có phải tuyên truyền cho mê tín dị đoan?

Đó là thắc mắc của bạn đọc gởi về tòa soạn, nhân nghe một vị giáo phẩm cao niên ở một ngôi chùa tại Huế nhận định trong một buổi thuyết nhân dịp Đại lễ Vu lan, khi nói về lễ cúng thí thực phổ biến trong dân gian và hầu hết các chùa Bắc tông ở cố đô cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước có lâu nay.

Báo Giác Ngộ số 1221 với nhiều nội dung về ứng dụng Phật pháp trong đời sống

'Đêm hội Trăng rằm' tại Việt Nam Quốc Tự đã lan tỏa sự yêu thương đó đến mọi người, mọi nhà qua những hành động, xuất phát từ tinh thần hiểu và thương của chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN TP.HCM. Mời bạn đọc cùng theo dõi những ghi nhận của Hạnh Ý trên Báo Giác Ngộ số 1221, ra ngày 29-9-2023.

Báo Giác Ngộ số 1220: Năm phương pháp chế ngự phiền não

Cuộc sống bộn bề, nhiều lo toan làm cho con người cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi hơn khi phải sống chung với những người, những điều… mình không ưa thích. Trong môi trường sống như vậy, người biết tu tập sẽ có cách làm cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Báo Giác Ngộ số 1219: Âm hưởng Phật giáo trong vũ khúc cung đình triều Nguyễn

Trong số các vũ khúc cung đình triều Nguyễn, 'Lục cúng hoa đăng' và 'Đấu chiến thắng Phật' là hai điệu múa mang đậm dấu ấn của Phật giáo, thể hiện phần nào sự ảnh hưởng của tôn giáo này trong đời sống tinh thần triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam.

Báo Giác Ngộ số 1218: Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng...

Báo Giác Ngộ số 1217: Mùa an cư đặc biệt tại Việt Nam Quốc Tự

Đó là chủ đề của phóng sự ảnh do phóng viên Quảng Đạo ghi nhận tại trường hạ đầu tiên dành cho các tịnh nhơn, giới tử Sa-di, Tỳ-kheo đăng ký thọ giới tại Đại giới đàn Bửu Huệ - Phật lịch 2567, do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức. Mời bạn đọc theo dõi trên Báo Giác Ngộ số 1217, ra ngày 1-9.

Báo Giác Ngộ số 1216: Giá trị của sự tri ân

Mùa Vu lan - Báo hiếu lại trở về. Giá trị của tri ân, báo hiếu lại được nhắc nhớ, khơi gợi trong tâm tưởng của mỗi người. Đây là điều không chỉ người Phật tử mới trau dồi mà dành cho tất cả. Báo hiếu như thế nào trong thời đại ngày nay? Vì sao người trẻ cần nuôi dưỡng hiếu ân?

Báo Giác Ngộ số 1214: 'Mật hạnh' của Tôn giả La-hầu-la là 'mật vụ, tình báo?'

Đó là thắc mắc của bạn đọc về nội dung trong một đoạn băng giảng của vị giảng sư ở một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì, được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ giải đáp trên tuần báo số 1214 ra ngày 11-8.

Báo Giác Ngộ số 1213: 'Chuyển động mới của Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang'

Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, từ tâm nguyện ban đầu của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh (1937-2018), Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang đã có những bước trưởng thành, cải tiến và thay đổi đáng kể theo thời gian.

Báo Giác Ngộ số 1212: 'Tháng 7 đặc biệt ở Côn Đảo'

Giữa những cơn mưa và tiếng gió hú rợn người do ảnh hưởng cơn bão số 1 Talim, âm thanh tụng niệm của chư Tăng dìu dặt như âm ba hải triều vang vọng, chuyển tải lòng tri ân vô hạn của những người đang sống, đang hưởng tự do, hướng đến các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã hy sinh tại Côn Đảo...

Báo Giác Ngộ số 1211: Cảnh báo về tình trạng sách giả, sách lậu liên quan đến các ấn phẩm Phật giáo

Ghi nhận của phóng viên về tình trạng sách giả liên quan tới các ấn phẩm Phật giáo, thêm một lần nữa được nêu ra, do gần đây tòa soạn nhận được nhiều phản ánh bức xúc với hiện tượng này. Mời bạn đọc theo dõi trên mục Điểm nhìn của báo Giác Ngộ số 1211, ra ngày 21-7-2023.

Báo Giác Ngộ số 1210: Chánh ngữ trong thời loạn thông tin

Thời đại càng văn minh thì sự nói dối và tội ác càng dễ hơn vì ngày xưa nếu giết một người là cầm dao, gươm đâm chém, cảnh tượng tuôn máu xối xả ngay trước mắt khiến bạn run sợ và ngại làm điều đó. Ngày nay chỉ cần ngồi ở trong phòng, ấn một nút là có thể giết hàng trăm người hoặc nhiều hơn thế nữa.

Báo Giác Ngộ số 1209: Đức Pháp chủ GHPGVN thăm chư vị giáo phẩm Trưởng lão trên 100 tuổi

Trong mùa An cư Phật lịch 2567, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN đã đến chùa Xá Lợi (Q.3) vấn an Đại lão Hòa thượng Thích Hiển Tu - Phó Pháp chủ, 103 tuổi; và đến thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai) thăm Thiền sư Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ, Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm, đang ở tuổi 100.

Báo Giác Ngộ số 1207: 'Làm mất tín tâm của Phật tử là phá hoại Đạo pháp'

Đó là lời giáo giới của Đức Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dành cho chư Tăng thuộc Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, TP.Thủ Đức và các quận huyện trong kỳ Bố-tát đầu tiên của mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2567 tại Việt Nam Quốc Tự vào sáng 29-4-Quý Mão (16-6-2023).

Hiện tượng 'tẩu hỏa nhập ma' trong phim võ hiệp trên thực tế là gì?

Tẩu hỏa nhập ma là gì, vì sao luyện công, tu luyện có thể bị tẩu hỏa nhập ma, tu thiền có bị tẩu hỏa nhập ma không... là thắc mắc của không ít người.

Báo Giác Ngộ số 1206: Nguồn tư liệu sinh động tiếp cận lịch sử Phật giáo năm 1963

Với chức năng đặc thù, được xem là 'người thư ký của thời đại', báo chí ghi nhận diễn tiến của các sự kiện một cách sinh động, nếu không nói là sinh động nhất, do đó, là nguồn tiếp cận để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, những biến cố đã xảy ra trong quá khứ.

Báo Giác Ngộ số 1205: Tăng Ni cả nước vào mùa An cư kiết hạ

An cư là cấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ. Chế độ sinh hoạt tu tập này không phải chỉ có trong Phật giáo. Vào thời Đức Phật còn tại thế, các tôn giáo khác đều có an cư ba tháng mùa mưa.

Báo Giác Ngộ số 1204: Một mùa Phật đản đáng nhớ

Phật đản năm nay lại về, Phật giáo TP.HCM tổ chức nhiều chuỗi hoạt động cộng đồng thiêng liêng sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Báo Giác Ngộ số 1204 ra ngày 5-6 giới thiệu cùng bạn đọc những bài viết xoay quanh sự kiện trọng đại này.

Đón đọc Báo Giác Ngộ số 1203 ra ngày 26-5

Báo Giác Ngộ số 1203 ra ngày 26-5 với những nội dung đáng quan tâm, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Báo Giác Ngộ số 1201: Đại lễ Vesak được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới

Sau hai năm im ắng vì đại dịch Covid-19, năm nay, các hoạt động nhằm kỷ niệm ngày Đại lễ Vesak như được hồi sinh và diễn ra một cách quy mô tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết trên Báo Giác Ngộ số 1201, ra ngày 12-5.

Báo Giác Ngộ số 1200: 'Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng y ca-sa'

Tôi là người mới xuất gia, chuẩn bị thọ giới nên muốn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của chiếc y ca-sa. Tôi muốn biết rõ hơn về cách sử dụng như: giặt y thì có phải giặt riêng, có được đắp y trong chánh điện, có được ngồi lên y, đắp y rồi có được cười đùa không?

Hoạt động của Đức Pháp chủ và phái đoàn GHPGVN tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu

Báo Giác Ngộ số 1199 trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng với vai trò người thuyết trình chính của Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 tổ chức tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ).

Báo Giác Ngộ số 1196: Dấu ấn 30 năm Phật giáo An Giang

30 năm là một chặng đường không dài so với lịch sử hơn 2.000 năm Phật giáo Việt Nam và với hơn 300 năm hình thành vùng đất An Giang, nhưng là một chặng đường phát triển quan trọng để lại nhiều dấu son cho Phật giáo tỉnh nhà.

Báo Giác Ngộ số 1195: Giáo hội cấp quận, huyện, thị xã sẽ không còn các ban chuyên môn trực thuộc

Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ 7 đã có hiệu lực thực thi, Với quy định mới liên quan tới hệ thống tổ chức, Giáo hội cấp quận, huyện, thị xã... sẽ không còn các ban chuyên môn tương ứng với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư như trước đây.

Báo Giác Ngộ số 1194: 'Nuôi dưỡng căn lành'

Những người tu được là có kết quả tốt phần lớn nhờ căn lành của mình. Kinh Pháp hoa, Phật cũng nói căn lành rất quan trọng. Người có trồng căn lành ở chư Phật quá khứ rồi, đời này họ dễ gặp chân tu, dễ phát tâm Bồ-đề, từ đó, dễ hành đạo có kết quả.