Về với không gian văn hóa lịch sử núi rừng Chí Linh

Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng bào các dân tộc thiểu số... Với những dấu tích lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậu mát mẻ... Chí Linh Sơn đang dần 'chuyển mình', từng bước trở thành điểm đến du lịch cộng đồng, khám phá, trải nghiệm hấp dẫn du khách.

Lang Chánh đón trên 13 nghìn lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Lang Chánh đã đón trên 13 nghìn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, cao nhất từ trước đến nay. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch ước đạt 1,7 tỷ đồng.

Sinh kế từ cây dược liệu ở miền núi xứ Thanh

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình thành công, mở ra hướng sinh kế bền vững cho người dân miền núi.

Khơi thông các nguồn lực cho du lịch 'cất cánh' (Bài 2): Nhiều 'nút thắt' cần tháo gỡ

Năm 2023 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Đứng trước thời cơ mới, song còn nhiều 'nút thắt' cần tháo gỡ để du lịch Thanh Hóa đạt được mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn.

Nông dân đút túi cả triệu đồng mỗi ngày nhờ loại hoa 'thần dược'

Chỉ cần 3 giờ đồng hồ, một người có thể hái được 30kg hoa đu đủ đực, với giá bán 30.000 đồng/kg, người nông dân 'bỏ túi' gần 1 triệu đồng.

Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch: Còn nhiều 'lỗ hổng' (Bài cuối): 'Quả bóng' trách nhiệm thuộc về ai?

Những tồn tại, hạn chế, sai phạm trong triển khai các dự án du lịch là minh chứng cụ thể cho thấy công tác quản lý Nhà nước vẫn còn những 'lỗ hổng'. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nhấn mạnh đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị có lúc, có nơi còn thiếu tập trung, chưa quyết liệt.

Gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch tại xã Trí Nang

Năng Cát là một trong những bản của xã Trí Nang còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. Hiện nay, bản vẫn còn khoảng 80% số hộ dân sinh sống trong nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái. Bà con trong bản còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đậm đà bản sắc dân tộc.

Những điểm 'giải nhiệt' mùa hè cực đã tại Thanh Hóa

Với khách du lịch, xứ Thanh luôn là điểm đến 'giải nhiệt' mùa hè tuyệt vời. Không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa… mà nơi đây còn có nhiều thác nước, điểm du lịch sinh thái nổi tiếng.

Lang Chánh nỗ lực thu hút đầu tư, sớm thoát khỏi huyện nghèo

Để sớm thoát khỏi huyện nghèo trước năm 2025 như mục tiêu đề ra, huyện Lang Chánh đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Lang Chánh đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Với phương châm 'không chờ nhà đầu tư tìm đến mà chủ động tìm đến các nhà đầu tư', huyện Lang Chánh đã tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân.

Những ngôi nhà sàn ở bản Năng Cát

Nằm dưới chân núi Chí Linh - nơi ghi đậm dấu ấn về Anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với dòng thác Ma Hao rì rào nước chảy, bản Năng Cát (xã Trí Nang, Lang Chánh) thu hút du khách bởi nét đẹp hoang sơ, mộc mạc, nhịp sống yên bình, người dân thân thiện, mến khách... Trong đó, những nếp nhà sàn truyền thống thêm điểm tô sắc màu.

Đi trong lồng lộng đất trời quê Thanh

Cuối năm, như thường lệ, những bạn phượt và tôi lại lên đường. Con đường ngược ngàn miền Tây xứ Thanh xe cộ nườm nượp 'cõng' sản vật núi rừng về với phố. Trên những cánh đồng bãi hai bên, nông dân đang thu hái những vuông rau, màu cuối vụ đông để có thêm nguồn tiền sắm tết. Những ngồng cải vàng tô điểm thêm sắc xuân, quyện hòa với những cành đào khoe sắc sớm ven đường.

Công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - Thác Ma Hao

Sáng 16-3, UBND huyện Lang Chánh đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - Thác Ma Hao, xã Trí Nang.

Gương mặt nông thôn mới ở bản Năng Cát

Không khó để nhận ra bản Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã thay đổi chỉ sau vài năm bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xã Trí Nang xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu

Với những cách làm hay, hiệu quả cùng với sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã Trí Nang (Lang Chánh) đang tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng mô hình bản nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Nuôi cá từ nước thác mát trong, 'vua' cá hồi kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Bỏ phố về rừng, người đàn ông tuổi lục tuần đưa những giống cá 'Tây' về nơi non cao để làm giàu. Sau 10 năm, ông sở hữu cơ ngơi bạc tỷ với loài cá chỉ ưa dòng nước lạnh đến thấu xương.

Những đứa trẻ ở Năng Cát

Trời mưa mái nhà dột nát, mùa đông gió thốc tứ bề, nhiều học sinh tại huyện miền núi Lang Chánh khát khao có được một lớp học kiên cố.

Tê tái học sinh học trong phòng tranh tre nứa lá

Hình ảnh hàng trăm học sinh ở các xã Yên Khương, Yên Thắng, Trí Nang, Tam Văn, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải ngồi học trong các phòng tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá, dột nát khiến nhiều người không khỏi nhói lòng khi mùa đông về.

Trưởng bản Năng Cát hết lòng vì dân bản

Làm trưởng bản ở địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn cũng như nhận thức trong các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, đó là điều rất khó khăn đối với đồng chí Hà Văn Cảnh, ở bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh). Thế nhưng, bằng tinh thần trách nhiệm, đồng chí đã luôn kiên trì gắn bó và gần gũi với bà con dân bản nên thuộc từng con đường ngõ hẻm, từng nóc nhà người dân. Điều gì bà con chưa hiểu, chưa rõ, đồng chí luôn tận tình giải thích, hướng dẫn. Vì vậy, vai trò, uy tín của đồng chí Cảnh được cấp ủy, chính quyền địa phương, bà con ghi nhận.

Lên đỉnh Miêu tự nghe chuyện Vua Lê thoát kiếp nạn

Lọt giữa 2 dãy núi Pù Bằng và Chí Linh, đỉnh Miêu tự (còn gọi là Chùa Mèo) tọa lạc trên một quả đồi, nhìn ra sông Âm thuộc làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến (Lang Chánh, Thanh Hóa).