HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc lần thứ 9, sáng 04/5, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, các thành viên Hội đồng Dân tộc thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn dự kiến trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 tới.

Làm gì để Nội dung Giáo dục địa phương hấp dẫn HS, giúp bảo tồn văn hóa dân tộc

Ngoài việc giáo dục về văn hóa chung của đất nước, của con người Việt Nam, cũng cần quan tâm đến việc giáo dục và bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Chuyện về 2 nữ thủ lĩnh trên buôn làng Tây Nguyên

Y Hlạng và Y Pan là 2 người phụ nữ quyền uy của buôn làng. Một người phấn đấu theo 'con chữ', để về 'gieo chữ' cho buôn làng và làm 'nữ già làng', đảng viên uy tín. Người còn lại làm 'thủ lĩnh' trồng sâm và phát huy nghề dệt thổ cẩm.

Người chăn nuôi mòn mỏi chờ hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi

Tại phiên thảo luận sáng ngày 20/11, nhiều đại biểu đánh giá cao về kết quả thực hiện các kiến nghị của cử tri, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung chưa được trả lời, thực hiện kịp thời, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân, đơn cử nhu việc hỗ trợ người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi.

Tăng cường giám sát giải quyết kiến nghị cử tri

Phát biểu tại phiên thảo luận về giám sát giải quyết kiến nghị cử tri sáng 20/11, Đại biểu Nàng Xô Vi, đoàn Kon Tum cho biết trong các đợt tiếp xúc cử tri, cử tri đặc biệt quan tâm đến kết quả các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Do đó, để thực hiện đúng quy định của pháp luật, tăng cường niềm tin Nhân dân, đại biểu Nàng Xô Vi đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Quốc hội

'Bữa ăn cho trẻ' là yếu tố quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia

ĐBQH bày tỏ băn khoăn khi dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng, chống suy dinh dưỡng của trẻ em, có 2 chỉ tiêu về trẻ suy dinh dưỡng trẻ thấp còi chưa đạt.

Trước thềm sự kiện Bộ trưởng GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo: Đại biểu QH đánh giá ra sao?

Lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có cuộc gặp gỡ với giáo viên, CBQL và nhân viên trong toàn ngành, các ĐBQH đánh giá cao hoạt động mang tính dân chủ này.

Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo xem xét, có một mục riêng về đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) do có nhiều yếu tố đặc thù theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội.

Trách nhiệm, chuyển tải được ý kiến của cử tri và Nhân dân

Theo dõi phiên thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hôm qua, 21.6, nhiều ý kiến đánh giá các đại biểu Quốc hội đã tham gia đóng góp rất trách nhiệm, tâm huyết, sâu sát thực tế, chuyển tải được ý kiến, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. Đồng thời, bày tỏ đồng tình với các đại biểu khi cho rằng vẫn còn những vấn đề, nội dung cần tiếp tục làm rõ, hoàn thiện hơn nữa. Trong đó, việc định giá đất cần được nghiên cứu, đánh giá bài bản và sát thực tế.

Giải quyết thấu đáo chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa-thiếu đất ở, đất sản xuất cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa là vấn đề cố hữu. Thực tế tại nhiều địa phương phổ biến tình trạng thiếu đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong khi việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào di cư tự phát chưa được giải quyết thấu đáo.

Cần có mục riêng cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số trong Luật Đất đai

Chiều 21/6, góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần có một mục riêng về đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 21/6, các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, tập trung cho ý kiến là chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm chính sách đất đai với đồng bào dân tộc đúng tinh thần Nghị quyết 18 - NQ/TW

Tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 21.6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, việc sửa đổi Luật lần này cần góp phần hỗ trợ đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện khó khăn, bảo đảm đồng bào có đất ở, đất sản xuất theo đúng tinh thần Nghị quyết 18 - NQ/TW.

Làm rõ trách nhiệm về chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số

Đại biểu Quốc hội cho rằng chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải là chính sách tổng thể, toàn diện, do đó cần quy định cụ thể trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ về vấn đề này.

Băn khoăn quy định chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Thảo luận tại hội trường chiều 21-6, các đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn với các quy định về chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

ĐBQH: Bảo đảm đất ở, đất sản xuất phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa từng vùng

Chiều 21/6, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đảm bảo chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) cho rằng, cần góp phần hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện khó khăn; đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số có đất ở, đất sản xuất theo Nghị quyết 18.

THỂ HIỆN RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC HỘI TRONG QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục làm rõ các quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, mở rộng đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được Nhà nước bảo đảm về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng, đất sản xuất phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

Rà soát, đánh giá đúng thực trạng giải ngân

Tại phiên thảo luận chiều nay, 1.6, một số đại biểu kiến nghị, đối với các dự án đã được phân bổ vốn, cần phải rà soát, đánh giá đúng thực trạng giải ngân, nếu không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân thì thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn. Các dự án chưa đủ điều kiện phân bổ thì điều chuyển cho các dự án còn thiếu vốn, có khả năng hoàn thành và giải ngân trong năm 2023.

Sản phẩm dinh dưỡng là thuốc hay thực phẩm chức năng?

Hiện suy dinh dưỡng cấp tính nặng là nguyên nhân tử vong chính ở trẻ em dưới 5 tuổi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như: tiêu chảy hoặc viêm phổi. Qua phân tích thực trạng này, các đại biểu đề nghị Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần có quy định cụ thể về việc điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng đối với trẻ em.

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Cần quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng

Thảo luận tại hội trường sáng 24/10 về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm tới vấn đề chăm sóc dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em, đặc biệt là trẻ hộ nghèo, vùng khó khăn.

Tháo gỡ vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh

Sáng 24/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tiến hành thảo luận tại hội trường

Bạo lực gia đình: Khó nhận diện, không dễ xử lý

Đại biểu đặt vấn đề là hành vi vợ gây sức ép, bắt chồng kiếm nhiều tiền có bị xem là bạo lực gia đình?

ĐBQH: Chồng suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực gia đình

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dũng cho rằng, chồng đi làm về suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp, chu đáo... cũng là hành vi bạo lực gia đình.

Bổ sung một loạt hành vi được coi là bạo lực gia đình

Im lặng khi về nhà, không chê vợ nhưng suốt ngày khen hàng xóm chu đáo, 'giận cá chém thớt'... là những biểu hiện không gây hại ra bên ngoài nhưng theo ĐBQH lại gây khủng hoảng về mặt tâm lý, tinh thần trong gia đình.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán xác định đại đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta, một quốc gia thống nhất của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số

Chiều 25-5, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã gặp mặt các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số (DTTS) khóa XV.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số

Chiều tối 25-5, tại Nhà Quốc hội, lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số

Chiều tối 25-5, tại Nhà Quốc hội, lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số.

Triển khai tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước

Chiều tối 25/5, tại Nhà Quốc hội, lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số.

Tranh luận về dạy thêm, sách giáo khoa

Ngày 11/11, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận sôi nổi về nhiều lĩnh vực, đáng lưu ý là vấn đề sách giáo khoa có 'sạn'; dạy thêm, học thêm trong điều kiện dịch bệnh.

Toàn bộ nội dung chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Sáng và chiều ngày 11/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhiều nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 khi trẻ em không thể đến trường.

'Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tuy mới nhận nhiệm vụ nhưng tỏ rõ sự tự tin'

Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dù giữ cương vị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa lâu nhưng Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã tỏ rõ sự tự tin, nắm cơ bản những vấn đề của ngành mà mình phụ trách.

Học sinh lớp 1 học trực tuyến có phù hợp không?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương, riêng đối tượng học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ học chủ yếu trên truyền hình, và đây cũng chỉ là 1 giải pháp. Dạy trực tuyến chỉ áp dụng đối với các trường có đầy đủ điều kiện và được đồng ý của giáo viên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Chúng ta test virus, virus test hệ thống chúng ta'

Dịch bệnh cho thấy kỹ năng của đội ngũ quản lý, nhà giáo, học sinh... phải tăng cường và việc học trực tuyến xảy ra những chuyện bi hài, cả những việc đau lòng...

Bộ trưởng GD&ĐT: 'Đọc chép văn mẫu cho học sinh học thuộc là rất tai hại'

Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép văn mẫu cho học sinh học thuộc là rất tai hại và Bộ đã yêu cầu chấm dứt việc này.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Tăng cường năng lực ngoại ngữ là quan trọng nhưng trước hết, học sinh phải giỏi tiếng Việt

Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn trong phiên trả lời chất vấn sáng 11/11 trước Quốc hội.