Kon Tum: Hàng chục nghìn mét khối đất đá trái phép vùi lấp lòng sông Pô Kô

Hơn 2 năm qua, một đoạn sông dài ngay tại dưới chân bờ kè chống sạt lở của sông Pô Kô đoạn qua thôn Đông Sông, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã bị đất, đá vùi lấp khiến người dân vô cùng bức xúc. Việc xuất hiện một bãi thải đất, đá trái phép trong lòng sông này đã làm thu hẹp đáng kể dòng chảy tự nhiên của sông Pô Kô. Điều này khiến nhiều người dân lo ngại về nguy cơ sạt lở cao trong khi mùa mưa lũ đang cận kề.

Nước: Xin đừng lãng phí!

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước ta.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước tại Nhà máy Thủy điện Trung Sơn

Hồ chứa Thủy điện Trung Sơn nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, với mực nước dâng bình thường ở cao trình 160m, mực nước chết ở cao trình 150m; dung tích toàn bộ 348,5 triệu m3, dung tích phòng lũ thường xuyên 112 triệu m3. Việc vận hành hồ chứa phải theo nguyên tắc đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du, đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông, nhu cầu sử dụng nước ở hạ du và đảm bảo hiệu quả phát điện; do đó, các giải pháp về quản lý, sử dụng nguồn nước hiệu quả được Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đặc biệt quan tâm.

Hạn chế khai thác nước dưới đất, đảm bảo phát triển bền vững

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 3201/BTNMT - TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức triển khai việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói về giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng, việc quản lý nguồn nước xả thải ra sao để không gây ô nhiễm môi trường... là những vấn đề đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh sáng nay 4/6.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: Sẽ ban hành đơn giá dịch vụ xử lý nước thải

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều đại biểu đề nghị các giải pháp để phục hồi các dòng sông 'chết', giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông như Nhuệ- Đáy…

Sạt lở, sụt lún, xâm nhập mặn bủa vây đồng bằng sông Cửu Long

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tình trạng sạt lở, sụt lún, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con trong vùng.

Nhức nhối tình trạng 'đầu nguồn xả thải, cuối nguồn gánh chịu'

Nhức nhối các dòng sông 'Chết' khi bị bao vây bởi các cụm công nghiệp, làng nghề không hệ thống xử lý nước thải, hay thực trạng 'Đầu nguồn xả thải, cuối nguồn gánh chịu', 'đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu'. Đây là những vấn đề bức xúc lâu nay của cử tri được nhiều đại biểu liên tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đoàn Thị Lê An chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương

Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Kỳ vọng về cam kết, lộ trình giải quyết những vấn đề được đặt ra

Từ ngày 4-6/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vự: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Kiểm toán; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bộ trưởng Bộ TN&MT: Hơn 1000 hồ đập thủy lợi xây dựng từ lâu, nguy cơ mất an toàn rất lớn

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện có 6550 hồ thủy lợi với hơn 1000 hồ đã được xây dựng từ lâu, do đó, nguy cơ về an toàn hồ đập là rất lớn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên chất vấn nhiều nội dung về tài nguyên - môi trường

Tham gia chất vấn, đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) đặt câu hỏi về giải pháp khắc phục đối với các hồ, đập nhỏ được xây dựng từ những năm 1970-1980, hiện đã hư hỏng, xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao.

ĐBQH Nguyễn Việt Hà chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Tiếp tục nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường tại Kỳ họp thứ 7, chiều nay (4-6), đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tuyên Quang tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh về vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước.

Quan tâm đầu tư công để xử lý các dòng sông ô nhiễm

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập ngay Ủy ban Quản lý lưu vực sông để điều phối vấn đề này. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2026 - 2030, Chính phủ cần quan tâm đầu tư công để xử lý các dòng sông ô nhiễm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ưu tiên bố trí nguồn lực, đẩy nhanh các dự án trọng điểm thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài nguyên, môi trường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tập trung thực hiện hiệu quả Luật Tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn.

ĐBQH tỉnh Phú Yên chất vấn Bộ trưởng TN&MT về cơ chế quản lý nước theo lưu vực sông

Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7.

Nhiều nơi thiếu nước ngọt, đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường

Các đại biểu Quốc hội chất vấn Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường về các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, bao gồm thu hút đầu tư xây dựng các công trình tích trữ nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý nguồn nước...

1.645 hồ đập thủy lợi xuống cấp, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm có giải pháp

Với khoảng 1.645 hồ đập thủy lợi nhỏ xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp đảm bảo an toàn.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu giải pháp hồi sinh các dòng sông 'chết'

Đại biểu Quốc hội chất vấn về giải pháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới để phục hồi và hồi sinh các dòng sông 'chết' do ô nhiễm trầm trọng.

Làm rõ các vấn đề 'đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu ô nhiễm'

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết ô nhiễm, 'hồi sinh' các dòng sông 'chết' là cần giữ được nước chảy tự nhiên cũng như phải 'điều hòa' được dòng chảy.

Hai Bộ trưởng nói về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở Việt Nam

Sáng 4/6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7. Sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường.

Giải pháp nào để phục hồi và hồi sinh các 'dòng sông chết'?

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết thời gian tới sẽ tham mưu với Chính phủ để báo cáo Quốc hội bố trí vốn đầu tư công giai đoạn tiếp theo 2026-2030 để xử lý các dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu…

Đại biểu Quốc hội tỉnh chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sáng nay (4/6), kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Theo chương trình, phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4/6 đến chiều 6/6) với 4 nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng Kiểm toán nhà nước.

Đại biểu Hải Dương chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường giải pháp 'hồi sinh' Bắc Hưng Hải

Trong phiên chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường giải pháp 'hồi sinh' hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang 'chết' vì ô nhiễm.

'Cả nước hiện có 6.550 hồ thủy lợi, nguy cơ về an toàn hồ đập là rất lớn'

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết hiện nay cả nước có hơn 1.000 hồ đã được xây dựng từ lâu, nguy cơ về an toàn hồ đập là rất cao, nếu sửa chữa, nâng cấp và cải tạo cần nguồn nhân lực rất lớn.

Giải pháp nào hồi sinh các dòng sông chết?

Sáng 4/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường về giải pháp hồi sinh các dòng sông chết?

Đại biểu Quốc hội: Nơi nào xả thải càng nhiều, việc xử lý nước thải càng ít

Tham gia chất vấn tại hội trường sáng 4-6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị Bộ trưởng Bộ tài Nguyên và Môi trường đưa ra giải pháp hồi sinh các dòng sông chết.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: 'Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang tự lún'

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, hệ thống quan trắc cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang tự lún. Cần Thơ từ 2005 đến 2017 đo được lún khoảng 10cm.

Yên Bái triển khai Kế hoạch thi hành Luật Tài nguyên nước

Vừa qua, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 131 về việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu chất vấn hồi sinh dòng sông 'chết', Bộ trưởng nêu Hà Nội xả thải 260.000 m3/ngày

Thừa nhận thực trạng các dòng sông đang ô nhiễm nặng, Bộ trưởng TN-MT Đặng Quốc Khánh cho rằng việc kiểm soát nguồn xả thải đang còn nhiều bất cập

Đâu là giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng nguy hiểm và mất an toàn hồ đập?

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT, trong số 6.750 hồ thủy lợi có hơn 1.000 hồ đã được xây dựng từ lâu, do đó, nguy cơ về an toàn hồ đập là có thực. Việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo cần nguồn lực rất lớn.

Hơn 1.000 hồ đập xây dựng từ lâu, nguy cơ mất an toàn là rất lớn

Tư lệnh ngành TN&MT cho biết, việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo hơn 1.000 hồ đập thủy lợi được xây dựng từ lâu cần nguồn nhân lực rất lớn.

Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024

Ngày 02/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15. Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Luật Tài nguyên nước 2023: Thay đổi nhằm mục đích đảm bảo an ninh nguồn nước

Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này đã được Quốc hội khóa XV thông qua vào Kỳ họp thứ 6 ngày 27/11/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Phổ biến những điểm mới của Luật Tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (Luật Tài nguyên nước năm 2023) được thông qua ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Đây là một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá 'quá thừa, quá thiếu, quá bẩn'.

Áp dụng 4.0 trong giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước Nhà máy Thủy điện Trung Sơn

Thực hiện Thông tư 17/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước, từ năm 2020, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quan trắc giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước.

Thủy điện Trung Sơn: Tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên nước từ chuyển đổi số

Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành Hệ thống Quan trắc giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước, Thủy điện Trung Sơn đã nâng cao chất lượng giám sát, tối ưu hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Ô nhiễm Bắc Hưng Hải - Chờ từng ngày được cứu

Ai đã đầu độc hệ thống Bắc Hưng Hải? Có lẽ đây là câu hỏi đau đáu nhất mà người dân suốt lưu vực sông này cứ hỏi rồi bỏ ngỏ. Và có lẽ, cái tên Bắc Hưng Hải có tần suất xuất hiện nhiều nhất trên các hệ thống truyền thông thời gian qua khi điểm đen ô nhiễm môi trường này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau hàng loạt các cuộc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đề xuất các phương án giải quyết, xử lý ô nhiễm thì hệ thống đại thủy nông lớn nhất miền Bắc này vẫn đang mòn mỏi chờ từng ngày được cứu.

Khoan giếng nước sinh hoạt có phải xin giấy phép hay không?

Thực tế, nhiều hộ dân vẫn chưa tiếp cận được nước máy nên có nhu cầu khoan giếng để dùng. Vậy việc khoan giếng nước sinh hoạt có phải xin giấy phép hay không?

Nhiều nội dung được phổ biến tại hội nghị phổ biến pháp luật đợt II/2024

Sáng 30/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật đợt II/2024.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chúc mừng VNCOLD nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Ngày 25/5, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam đã kỷ niệm 20 năm thành lập và tổ chức Đại hội lần V (2024-2029). TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA đã đến dự và chúc mừng.

Quy định về việc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.

Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (hiệu lực từ 01/7/2024) đánh dấu một bước tiến lớn trong tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước, bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn triển khai Luật Tài nguyên nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Văn bản số 3263/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước.

Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25-5, tại Hà Nội, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2024-2029) và kỷ niệm 20 năm thành lập Hội.

Tập trung thể chế quản trị nước và an toàn đập, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước

Ngày 25/5, tại Hà Nội, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Đại hội lần V (nhiệm kỳ 2024-2029) và kỷ niệm 20 năm thành lập Hội, với sự tham gia của trên 100 đại biểu chính thức.