Sức sống mới ở làng tái định cư

Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.

Lão nông đam mê làm rối điện từ phế liệu

Tình yêu với múa rối trong ông lớn lên từng ngày, kể cả khi đã trưởng thành, lập gia đình, ông vẫn nâng niu những con rối như người bạn tri âm, tri kỷ...

Nhiều lễ hội mùa xuân được tổ chức ở các địa phương

Những ngày sau Tết Nguyên đán 2024, nhiều địa phương trên cả nước như Tây Ninh, Tuyên Quang, Kon Tum, Khánh Hòa… diễn ra những hoạt động mừng xuân, thu hút người dân và du khách đến tham gia.

Trải nghiệm văn hóa truyền thống các dân tộc Kon Tum

Nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Xuân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc, từ ngày 17 - 20/2, tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum diễn ra chương trình 'Trải nghiệm văn hóa truyền thống Xuân Giáp Thìn 2024'.

Con rồng trên Cửu đỉnh Huế

Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: 'long, lân, quy, phụng', xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức 'mời Tha nói' (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Kho báu hoàng gia Champa

Sau 4 thế kỷ được cất giữ nghiêm cẩn, kho báu của hoàng gia Champa mở cửa đón khách tham quan từ năm 2024 thông qua một dự án du lịch cộng đồng do chính hậu duệ của hoàng tộc Chăm, những người đang trông coi kho báu, thực hiện.

Ninh Thuận vừa có thêm hai bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định công nhận (đợt thứ 12) 29 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận có thêm 2 hiện vật là bia Phước Thiện và tượng thờ Vua Pô Klong Garai.

Tháp Po Klong Garai - Nơi tìm về dấu ấn văn hóa Chăm

Ninh Thuận là địa phương ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Là miền đất phong phú về lịch sử văn hóa, điểm hội tụ của văn hóa tộc người Chăm với quần thể tháp Chàm Tháp Pô Klong Garai cổ kính. Là một trong những cụm đền tháp hiếm hoi trên dải đất Duyên hải miền Trung có phong cách kiến trúc, nghệ thuật hoàn mỹ đạt đến đỉnh cao trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa của một thời vàng son ở Đông Nam Á.

Lặng nhìn bức tranh phong cảnh đẹp ngơ ngẩn của Ninh Thuận

Vịnh biển hoang sơ, tháp Chăm uy nghi trên đỉnh núi, đồng muối rộng mênh mông... là những phong cảnh đặc thù, vô cùng hấp dẫn của mảnh đất Ninh Thuận.

Kỳ 1: Theo dấu vết, tìm 'người rừng'

Rạng sáng 21/6/2023, hai nhóm đối tượng mặc quần áo rằn ri, mang theo vũ khí và cờ Fulro đột nhập trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiên và xã Ea KTur thuộc huyện Cư Kuin, Đắk Lắk. Chúng tấn công nhiều người, đốt phá trụ sở, sát hại 4 công an xã, 2 cán bộ xã, 3 người dân và bắn bị thương 2 người khác. Vụ việc gây chấn động dư luận bởi tội ác man rợ của tổ chức phản động, khủng bố Fulro. Qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã khởi tố hơn 90 bị can...