Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Những năm qua, mô hình quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các đơn vị chủ rừng và các địa phương triển khai thông qua chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tổ cộng đồng. Từ đó, không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, phát triển rừng mà còn tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân.

Tham vấn về thí điểm chia sẻ lợi ích với cộng đồng để phục hồi rừng đặc dụng bị xâm canh

Trong khuôn khổ thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, sáng nay 12/3, tại xã Tà Long, huyện Đakrông, Ban quản lý dự án VFBC tỉnh phối hợp với đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông tổ chức hội thảo góp ý phương án thí điểm phục hồi rừng dựa trên hợp tác cùng chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích đất rừng đặc dụng bị xâm canh thuộc KBTTN Đakrông.

Bảo tồn và phát triển dược liệu bản địa dưới tán rừng

Thanh Hóa hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gien các loại dược liệu bản địa, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình thành công, bước đầu mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: Nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng cho người dân

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BQL KBTTN) Pù Hu được giao quản lý khoán bảo vệ rừng (BVR), giữ vững ổn định an ninh rừng tại gốc với tổng diện tích 28.379,83 ha; nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát; đây là KBTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Những năm qua, KBTTN đã có nhiều giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Qua đó, bảo vệ nguyên vẹn tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở khu bảo tồn.

Nhân lên màu xanh cho những cánh rừng

Cùng với việc quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, những năm gần đây, các địa phương, đơn vị và cơ quan chức năng trong toàn tỉnh đã chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển rừng. Việc trồng cây, gây rừng, phát triển diện tích rừng tái sinh không chỉ có ý nghĩa đối với hệ sinh thái tự nhiên, mà còn mang lại nguồn lợi cho người dân và cộng đồng và hơn thế là sẽ nhân rộng màu xanh cho rừng; góp phần tái tạo, phục hồi hệ sinh thái rừng.

Phải hài hòa giữa kinh tế và môi trường

Việt Nam hiện có 11 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận vào ngày 2-12-2004, nằm trong mạng lưới 11 khu sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

Cắt giảm 90% Khu Bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) bị giảm diện tích từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha, có ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, cũng như thực hiện các cam kết với quốc tế

Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Thái Bình làm rõ thông tin phản ánh của báo chí về Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải.

Kiểm lâm Quảng Trị: Ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ rừng

Với đặc thù địa bàn rộng, địa hình phức tạp, để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Những thiết bị, phần mềm công nghệ đã giúp lực lượng quản lý, bảo vệ rừng phát hiện, cảnh báo sớm các thay đổi bất thường, cập nhật chính xác những biến động về rừng và đất lâm nghiệp, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hóa có diện tích rừng lớn với trên 647.000 ha, trong đó có 46.752 ha có nguy cơ cháy cao. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác BVR, PCCCR.

Tuyên truyền tốt, giữ rừng hiệu quả

Để công tác giữ rừng phát huy hiệu quả cần phải có sự vào cuộc của toàn dân. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng như lực lượng kiểm lâm đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng cho người dân. Đó được coi là biện pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ rừng ở mỗi địa phương; qua đó hạn chế thấp nhất những vụ việc xâm hại đến rừng do thiếu ý thức và trách nhiệm hơn trong việc phòng cháy, chữa cháy và phát triển rừng.

Hiệu quả công tác quản lý khai thác khoáng sản ở Kim Hỷ

Nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp trong công tác quản lý, truy quét, đến nay tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kim Hỷ đã được ngăn chặn.

Động vật hoang dã tiếp tục dính bẫy kẹp ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

Ngày 2/5, PV Báo Đại Đoàn Kết Online được độc giả cung cấp hình ảnh một cá thể khỉ ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà của Đà Nẵng đau đớn di chuyển với chiếc bẫy kẹp dính chặt vào tay.

Chưa xem xét lắp đặt 2 chữ 'Đà Nẵng' trên đỉnh Sơn Trà

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Lê Văn Tuấn, Hiện chưa xem xét dự án lắp đặt 2 chữ 'Đà Nẵng' trên núi Sơn Trà (tương tự chữ 'Hollywood' ở kinh đô điện ảnh Mỹ Hollywood).

Đà Nẵng: Ám ảnh thú rừng dính bẫy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

380 bẫy thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà được phát hiện trong vòng 3 tháng đầu năm nay.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý hơn 23.861 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Nhân rộng màu xanh cho rừng đặc dụng

ĐBP - Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé không chỉ có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn đóng vai trò quan trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tạo môi trường sống cho nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với tầm quan trọng đó, vừa qua, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (TN và MT), thuộc Bộ TN và MT đã phối hợp với Ban Quản lý KBTTN Mường Nhé để trồng cây, gây rừng nhằm nhân rộng màu xanh cho rừng đặc dụng Mường Nhé.

Du lịch khu bảo tồn thiên nhiên – Đầy ắp những điều thú vị

Với những du khách yêu và muốn khám phá thiên nhiên thì du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) luôn mang lại nhiều điều ngạc nhiên hấp dẫn trong mỗi chuyến đi.

Phát huy học liệu số dạy học giáo dục địa phương

Nguồn tài nguyên hữu ích hỗ trợ cho hoạt động truyền thông, giáo dục, bảo vệ thiên nhiên cho HS, sinh viên và cộng đồng đang được khai thác...

Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tháo dỡ trang trại khỏi khu bảo tồn

Sau khi báo chí phản ánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk quyết định tháo dỡ trang trại trong khu bảo tồn. Ông không muốn làm mất uy tín bản thân và làm khó lãnh đạo tỉnh.

Nỗ lực bảo vệ rừng giáp ranh

Là địa phương có địa hình rừng núi phức tạp, nhiều diện tích rừng giáp ranh với huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có nhiều khu vực là rừng tự nhiên phòng hộ cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Do vậy, những năm qua, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã A Bung, huyện Đakrông đã được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Đi lấy măng rừng tá hỏa phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy

Trong lúc đi lấy măng trong rừng, một người dân tá hỏa phát hiện thi thể người đàn ông bên trên được phủ một tấm bạt nilon đang phân hủy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Vào rừng lấy măng, người phụ nữ tá hỏa thấy thi thể đang phân hủy

Vào rừng lấy măng, người phụ nữ phát hiện chiếc xe máy nhưng không thấy người. Đi vào bên trong, người này tá hỏa nhìn thấy thi thể người đàn ông đang trong quá trình phân hủy.

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy trong rừng

Người phụ nữ đi hái măng rừng tá hỏa phát hiện thi thể người đàn ông đang trong quá trình phân hủy, được phủ 1 tấm bạt nilon.

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy ở bìa rừng

Người dân phát hiện thi thể của người đàn ông được phủ bạt nên báo cho chính quyền.

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy, bên trên phủ tấm bạt nilon

Người phụ nữ đi hái măng rừng tá hỏa phát hiện thi thể người đàn ông đang trong quá trình phân hủy, được phủ 1 tấm bạt nilon.

Nơi lưu giữ đa dạng sinh học

ĐBP - Với diện tích trên 46.700ha rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Để bảo tồn thảm thực vật, những cánh rừng nguyên sinh và lưu giữ nguồn gen quý hiếm đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của những người giữ rừng trong Ban Quản lý KBTTN Mường Nhé cùng cộng đồng thôn, bản vùng đệm.

Triển vọng trồng sâm Ngọc Linh ở Hòn Bà

Cây sâm Ngọc Linh được di thực về trồng thử nghiệm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hòn Bà từ năm 2019. Đến nay, cây sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng không thua kém sâm Ngọc Linh trồng tại Quảng Nam. Thành công này mở ra cơ hội phát triển nghề trồng sâm Ngọc Linh tại Khánh Hòa trong thời gian tới.

Thầm lặng quản lý, bảo vệ rừng

ĐBP - Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé nằm trên địa bàn huyện Mường Nhé. Ở đây có nhiều cánh rừng nguyên sinh đang được bảo tồn nguyên vẹn với hệ sinh thái phong phú, có tính đa dạng sinh học cao và là nơi lưu giữ nguồn gen của nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhiều diện tích rừng đang bị đe dọa khiến cho công cuộc giữ rừng càng thêm vất vả...

Kinh tế Kinh tế Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh thăm mô hình phát triển rừng trồng hỗn giao đa loài

Ngày 9/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đi thăm mô hình Phát triển rừng trồng bản địa theo mô hình hỗn giao đa loài tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Phong Điền.

Bảo tồn các loài culi tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Nằm trong chương trình hợp tác giữa Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) với Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (KBTTN) về bảo tồn các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, nhóm nghiên cứu CCD và KBTTN Xuân Liên vừa điều tra culi ở khu vực phía Nam của khu bảo tồn.

Phối hợp tốt để quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả

ĐBP - Để quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững, thời gian qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đã tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng đóng chân trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhân dân các bản vùng đệm. Mặt khác cùng nhau tuần tra, kiểm soát, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) để giữ màu xanh cho những cánh rừng trong KBTTN.

Đỗ Thị Thanh Huyền: Câu chuyện trồng rừng và truyền cảm hứng kết nối

Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia, đã kết nối công chúng thông qua câu chuyện trồng rừng, với mong mỏi sâu xa hơn là hướng đến giáo dục môi trường. Một mục tiêu tưởng cũ mà còn thật mới.

Khám phá suối nước nóng 87°C ở Bình Thuận

Với nhiệt độ được ghi nhận lên tới 87°C, suối nước nóng Bưng Thị, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (tỉnh Bình Thuận) có thể luộc chín trứng. Với vẻ đẹp hoang sơ, khu vực này đang được rất nhiều người tìm đến trải nghiệm, khám phá.

Bảo tồn loài Chà vá chân nâu tại Quảng Trị

Loài voọc Chà vá chân nâu sinh sống trong các khu rừng tự nhiên ở miền Tây Quảng Trị. Tuy nhiên, cũng như nhiều loài thú quý hiếm khác, loài Chà vá chân nâu ở Quảng Trị đang phải đối mặt với nguy cơ bị săn bắt, bị thu hẹp sinh cảnh do tình trạng mất rừng tự nhiên vẫn thường xảy ra. Trước thực trạng trên, việc xây dựng kế hoạch bảo tồn loài Chà vá chân nâu trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết.

Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông có tổng diện tích rừng đặc dụng trên 17.000 ha nằm trên địa bàn các huyện Bá Thước, Quan Hóa, với nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.