Tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Sơn tại tổ đình Vạn Thọ (Q.1, TP.HCM)

Sáng 28-5, môn đồ pháp quyến trang nghiêm tổ chức tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Sơn, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Q.1, trụ trì tổ đình Vạn Thọ.

Nét đặc trưng trong lòng thành phố

TX. Gò Công, nay là thành phố Gò Công, vốn là một đô thị sầm uất. Nó không chỉ được thể hiện sự sung túc của chợ Gò Công, đường sá, dãy phố mà còn ở sự đa dạng, đặc trưng của kiến trúc nhà ở.

Vì sao gọi là 'địa linh, nhân kiệt'?

Vùng đất Gò Công xưa, thị xã Gò Công giữ vai trò hạt nhân, nay là thành phố Gò Công, được xem là 'địa linh, nhân kiệt', đã trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử và đang khoác lên mình chiếc áo mới tinh tươm hơn.

Nhiều điều chưa biết về Anh hùng dân tộc Trương Định

Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1821, quê quán ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Kê, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng ông nổi tiếng ở khắp cả Nam Kỳ, nhất là xứ Gò Công (quê vợ).

Kỷ niệm 49 năm Ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), ngày 23-4, Ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Gò Công tổ chức họp mặt quân - dân chính Đảng và Lực lượng vũ trang tỉnh Gò Công trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Những chặng đường của thành phố Gò Công

Ngày 19-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Sự kiện quan trọng này đã mở ra một chương mới cho vùng đất vốn có bề dày lịch sử này.

Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng

Thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2024), Công an tỉnh Tiền Giang đã tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lan tỏa niềm tin vững chắc đến đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.ĐỒNG LOẠT SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG

Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng ta là nhân tố quyết định mọi thắng lợi (*)

Ngày 1-2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang long trọng tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2024) và mừng Xuân Giáp Thìn 2024. Tại đây, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh đọc diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 94 năm; điểm lại lịch sử Đảng bộ tỉnh Tiền Giang cũng như những thành tựu mà Đảng bộ, quân dân Tiền Giang đã đạt được trong thời gian qua (Báo Ấp Bắc trân trọng đăng toàn văn phát biểu của đồng chí tại buổi họp mặt).

Tự hào về những thành quả to lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tiền Giang

Chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 – 3-2-2024), tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam vĩ đại, chúng ta tự hào về những thành quả to lớn đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tiền Giang trong 94 năm qua.

NSƯT Hữu Châu '2 trong 1' với tác phẩm của Hồ Biểu Chánh

Từ 26-11, vở kịch 'Duyên thệ' (tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc dựa theo hai tiểu thuyết 'Bỏ vợ' và 'Bức thư hối hận'; đạo diễn NSƯT Hữu Châu) sẽ ra mắt khán giả.

BÀI 4: Dấu mốc 'dịch chuyển'

BÀI 3: Chuyện xưa, tích cũBÀI 2: Tìm về dấu tích nhà xưaBÀI 1: Đất 'địa linh, nhân kiệt'

BÀI 2: Tìm về dấu tích nhà xưa

BÀI 1: Đất 'địa linh, nhân kiệt'

Mãi âm vang những ngày thu lịch sử năm 1945

Mùa thu năm 1945, với tinh thần 'đem sức ta mà giải phóng cho ta', Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ phong kiến hàng thế kỷ và sự thống trị của chủ nghĩa thực dân hơn 80 năm, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc.

Chuyện về ngôi trường mang tên Nguyễn Thị Bảy

Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - Liệt sĩ Nguyễn Thị Bảy là cán bộ cách mạng kiên trung, có nhiều đóng góp cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với những cống hiến của đồng chí cho quê hương, tên đồng chí đã được đặt tên cho Trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Thị Bảy (tại xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).NGƯỜI CÁN BỘ KIÊN TRUNG

Tiền Giang: Phát huy sức mạnh công tác tuyên giáo trong giai đoạn mới

Cách đây 93 năm, ngày 1-8-1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền (tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày nay) đã xuất bản tài liệu 'Ngày quốc tế đỏ 1-8' kêu gọi chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô - Viết. Sau khi được phát hành, tài liệu này đã gây tiếng vang lớn trong xã hội. Chỉ một thời gian ngắn, trong cả nước đã nổ ra hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân ta chống đế quốc. Và ngày 1-8 đã trở thành mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; gắn liền sự ra đời của một tài liệu lịch sử quý giá, đánh dấu một hoạt động có ý nghĩa trong công tác tuyên giáo của Đảng.

Đình Tân Đông - độc đáo với kiến trúc có '1 không 2'

2 cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình đó là một trong những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của đình Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hơn 100 năm qua, dù qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo thế nhưng các giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình này vẫn còn vẹn nguyên cho đến tận hôm nay.TỪ ĐÌNH GÒ TÁO XƯA ĐẾN ĐÌNH TÂN ĐÔNG NGÀY NAY

Đầu tư cho văn hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển

Quan điểm 'Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội' đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021: 'Văn hóa còn thì dân tộc còn'. Tròn một năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, Hội thảo Văn hóa năm 2022 đã đề cập những vấn đề quan trọng: 'Thể chế, chính sách và phát triển nguồn lực cho phát triển văn hóa'. Câu chuyện đầu tư cho văn hóa, yếu tố then chốt đã được 'cởi trói', khơi thông để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển.

Chiến thắng tiêu biểu của quân dân Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Tiền Giang là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; là một bộ phận của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chiến trường châu thổ sông Cửu Long. Suốt 21 năm chống Mỹ xâm lược, chiến trường Tiền Giang là nơi diễn ra cuộc 'Đấu trí, đấu lực' quyết liệt giữa lực lượng cách mạng và quân Mỹ - ngụy. Sau đây là một số chiến thắng tiêu biểu:

Đình Trung và Lễ hội Kỳ yên

Tọa lạc tại địa chỉ phường 1, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, đình Trung được xem là một trong những ngôi đình có lịch sử lâu đời tại Nam bộ. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đình Trung vẫn lưu giữ nét văn hóa độc đáo của ngôi đình Nam bộ xưa và là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giáo dục truyền thống yêu nước, duy trì các phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, dân tộc.KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Sau Hiệp định Paris, quân và dân tỉnh Tiền Giang đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của Mỹ - ngụy, giữ vững vùng giải phóng

Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ - ngụy không thực hiện Hiệp định Paris, chúng liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm các vùng giải phóng, đưa sĩ quan về xã, thành lập các phân chi khu, cục cảnh sát, phát triển 'thiên nga', 'phượng hoàng' để khống chế, kìm kẹp nhân dân[1].

2 nhà giáo tiêu biểu của ngành Giáo dục Tiền Giang thời kháng chiến

Ở Tiền Giang, trải qua quá trình khai phá vùng đất mới phương Nam đầy khó khăn, gian khổ, sự nghiệp giáo dục và các thế hệ thầy đồ, thầy giáo ở 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang) đã được hình thành, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhà giáo Việt Nam về lòng yêu nước, thương dân, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục cho dân. Qua 2 cuộc kháng chiến, nhiều thầy giáo, cô giáo ở Tiền Giang đã nỗ lực vượt qua khó khăn, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng khi đang làm nhiệm vụ.Trong quá trình đó, nhiều nhà giáo đã thể hiện tài năng, đức độ, tấm lòng trung với nước, hiếu với dân và hết lòng chăm lo sự nghiệp giáo dục, như Nhà giáo Phan Lương Trực, Nhà giáo Lê Văn Phi Líp… đã anh dũng hy sinh trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; Nhà giáo Phạm Văn Út, Trưởng Tiểu ban Giáo dục Trung Nam bộ; Nhà giáo Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Tiểu ban Giáo dục Mỹ Tho; Nhà giáo Nguyễn Nhựt Ánh, Phó Trưởng Tiểu ban Giáo dục Mỹ Tho... đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.ÔNG 'NĂM MẶT TRẬN' NGUYỄN NHỰT ÁNH

Cán bộ binh vận nói về mũi giáp công binh vận

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-20220), chúng tôi đến gặp ông Lê Văn Kiếm, nguyên cán bộ binh vận Khu 8, được ông chia sẻ về mũi giáp công binh vận trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ, nhưng những bài học và những ký ức về những tháng năm lịch sử ấy vẫn còn ý nghĩa sâu sắc.

Nguyễn Thị Bờ: Người phụ nữ trung kiên

Trong công cuộc giải phóng dân tộc, đội ngũ y, bác sĩ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Trong số đó có Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Bờ…

Nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ

Những năm qua, Chi cục Văn thư - Lưu trữ (nay Phòng Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ lịch sử) không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực chuyên môn, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của ngành và đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tặng nhiều Bằng khen.

Danh y Việt Cúc - nặng lòng với 'Gò Công: Cảnh cũ người xưa'

Những ai theo y dược học cổ truyền dân tộc, đặc biệt là với những người thường xuyên nghiên cứu và sử dụng thuốc Nam, thì cái tên danh y Việt Cúc chắc chắn không còn xa lạ.

Di tích lịch sử cấp tỉnh Mộ Đốc Binh Chấn: Nơi giáo dục truyền thống yêu nước

Hiện Di tích lịch sử cấp tỉnh Mộ Đốc Binh Chấn (xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) được trùng tu, nâng cấp khang trang, là một trong những địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Mốc son lịch sử chói lọi

Tháng 6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi về căn bản. Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến: Một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức - Ý - Nhật.

Tỉnh Mỹ Tho và Gò Công góp phần vào thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cùng với tiến trình hoạch định chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, Đảng bộ 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công khẩn trương tiến hành xây dựng các lực lượng cách mạng, tăng cường sức mạnh của các đội quân cách mạng, bao gồm lực lượng lãnh đạo, lực lượng quần chúng, lực lượng vũ trang... Cách thức tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng không diễn ra đồng loạt như nhau, mà căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Với quy mô, mức độ, hình thái thích hợp với từng địa phương, địa bàn mà các cấp ủy, Mặt trận Việt Minh chú trọng huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị và quân sự, xây dựng các đoàn thể cứu quốc, các đội du kích, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa...

Thi sĩ Hoàng Tố Nguyên và tuyệt phẩm Gò Me

Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).Sau khi hoàn tất bậc tiểu học ở Gò Công và bậc trung học ở Trường Collège de Mytho (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, TP. Mỹ Tho), ông lên Sài Gòn học Trường Mỹ thuật Gia Định. Ngày 23-9-1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam bộ bùng nổ.

Nghệ sĩ Nhân dân Dương Ngọc Thạch: Với những vở cải lương nổi tiếng

Tiền Giang được xem là 'cái nôi' của nghệ thuật sân khấu cải lương, với những nghệ sĩ cải lương tiền bối tài danh: Các Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Phùng Há (Trương Phụng Hảo), Bảy Nam (Lê Thị Nam), Năm Châu (Nguyễn Thành Châu), Tư Trang (Trần Hữu Trang) và đệ nhất tài hoa cải lương Năm Phỉ (Lê Thị Phỉ)… Đặc biệt, NSND Dương Ngọc Thạch nổi tiếng ở Đoàn Văn công Nam bộ, rồi Đoàn Cải lương Nam bộ hoạt động sôi nổi trên đất Bắc từ năm 1954 - 1975.

Đạo diễn điện ảnh tài ba

Phan Thế Dõng là nhà quay phim đầu tiên từ miền Bắc vượt Trường Sơn trở về miền Nam lúc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam mới ra đời (tháng 12-1960); là một trong những người sáng lập Xưởng phim Giải Phóng; người thầy đào tạo lực lượng điện ảnh miền Tây Nam bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; nghệ sĩ điện ảnh có mặt ở chiến trường đất thép Củ Chi, ở miền hạ Long An, vùng ven Sài Gòn, trên vùng Tam Giác Sắt (bao gồm phần đất của 3 huyện Củ Chi, nay thuộc TP. Hồ Chí Minh - Bến Cát, nay thuộc tỉnh Bình Dương - Trảng Bàng, nay thuộc tỉnh Tây Ninh) đầy máu lửa; đồng thời, là một trong những đạo diễn có mặt tại TP. Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với những thước phim rực lửa.

Tổng công trình sư Lý Văn Sâm: Có công lao lớn đối với ngành Giao thông Vận tải

Ông tên thật là Lê Công Sơn, sinh năm 1902, tại làng Kiểng Phước, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ý nghĩa cực bất ngờ tên gọi thành phố Mỹ Tho

Tên gọi Mỹ Tho chính thức xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 17, khi một nhóm khoảng 3.000 người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này lập nên Mỹ Tho đại phố...

Luật sư Trần Công Tường: Tài năng và đức độ

Trong bài diễn văn tại Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ I, tổ chức tại Hà Nội ngày 12-5-2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: 'Chúng ta tự hào vì ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, các luật sư tiền bối - những trí thức yêu nước nhiệt thành như luật sư Phan Anh, luật sư Vũ Trọng Khánh, luật sư Trần Công Tường, luật sư Nguyễn Văn Hưởng và nhiều luật sư khác đã đoàn kết, quy tụ dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyện tận tụy phấn đấu vì công lý, công bằng cho mọi người dân trong một Nhà nước độc lập, tự do, dân chủ. Chính các luật sư đó đã tham gia đặt nền móng cho một nền tư pháp mới theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa'.

Tự hào 90 năm trưởng thành, cống hiến

Tháng 1-1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: 'Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội'. Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc…

Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Cách đây 62 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3-3-1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 100 thành lập Lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Ngày 28-3-1959, tại buổi lễ thành lập lực lượng, cán bộ, chiến sĩ (CB-CS) BĐBP rất vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự, Người đã huấn thị: 'Đoàn kết, cảnh giác; liêm chính, kiệm cần; Hoàn thành nhiệm vụ; Khắc phục khó khăn; Dũng cảm trước địch; Vì nước quên thân; Trung thành với Đảng; Tận tụy với dân'.

Tự hào 75 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam

Ngày 6-1-1946, chỉ sau 5 tháng giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp mọi miền của Tổ quốc, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến..., đã nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội theo nguyên tắc dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối.MỐC SON CHÓI LỌI ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ NƯỚC TA

Họa sĩ Hoàng Tuyển với những tác phẩm nổi tiếng

Hoàng Tuyển tên thật Chung Kim Tiền, sinh năm 1912 tại làng Tân Niên Trung, tổng Hòa Lạc Thượng, tỉnh Gò Công (nay là xã Tân Trung, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình nông dân.

Đảng bộ tỉnh Tiền Giang: Những truyền thống quý báu

1. Đảng bộ 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân (1930 - 1945)15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công, phong trào cách mạng ở 2 tỉnh diễn ra liên tục. Giai đoạn 1932 - 1935, Pháp khủng bố trắng. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936 -1939 diễn ra mạnh mẽ. Nổi bật là phong trào Đông Dương Đại hội, hầu hết các xã đều thành lập Ủy ban vận động Đông Dương Đại hội, nhiều đơn thỉnh nguyện, tố cáo bọn ác ôn gửi đến Đông Dương Đại hội. Đây là đợt hoạt động công khai, hiệu quả và có tiếng vang của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho.

Những người tù chính trị từ Côn Đảo trở về

Côn Đảo từ lâu đã trở thành dải đất thân thiết, thiêng liêng, nơi ngưỡng mộ và tưởng nhớ của những người cách mạng và của nhân dân cả nước. Năm nay, kỷ niệm 75 năm (23-9-1945 – 23-9-2020) Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sóc Trăng vinh dự và tự hào là địa phương được đón đoàn tù chính trị từ Côn Đảo trở về đất liền sau ngày đất nước vừa giành được độc lập – tự do.

Những ngày tháng Chín lịch sử 75 năm trước ở Mỹ Tho và Gò Công

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chương 1, Điều 13, Mục 4 khẳng định: 'Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945. Với ý nghĩa và tầm vóc lớn lao đó, ngày mùng 2 tháng 9 trở thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…'.

Tạo niềm tin cho nhân dân trong những ngày đầu theo Đảng

Từ 3 giờ ngày 24-8-1945, gần 30 ngàn người từ các xã lần lượt kéo về TX. Gò Công biểu dương lực lượng. Đồng chí Nguyễn Văn Côn thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng lâm thời tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) tuyên bố lý do cuộc mít tinh và đọc 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đồng chí tuyên bố chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Quần chúng phấn khởi hô vang khẩu hiệu: Việt Nam độc lập muôn năm! Sau cuộc mít tinh, đoàn biểu tình phân tán về các địa phương tiến hành giải tán các ban hội tề và thành lập chính quyền cách mạng cấp xã.

Quan niệm dân gian về địa thế Gò Công

Tỉnh Gò Công xưa (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) là vùng bình nguyên ven biển rộng lớn với hơn 20 cây số bờ biển và được hợp thành bởi phù sa của sông Cửa Tiểu và dòng Đồng Nai, có diện tích khoảng 55 ngàn mẫu và cách Sài Gòn khoảng 60 cây số. Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Gò Công được chia thành 4 quận Hòa Lạc, Hòa Tân, Hòa Đồng, Hòa Bình và 36 xã.

Giành chính quyền về tay nhân dân ở 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công

Tháng 5-1942, một số đảng viên ở quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) được tiếp xúc với đại diện của liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Qua đó, các đồng chí được tiếp thu tinh thần Nghị quyết lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh và Bức thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc kêu gọi toàn thể đồng bào cả nước đứng lên tổ chức Hội Cứu quốc chống bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật, đoàn kết đánh đổ chúng, giải phóng dân tộc.

Những dấu mốc trong chặng đường vẻ vang của Tiền Giang

Hình ảnh, tư liệu quý giá luôn nhắc nhớ bao thế hệ về chặng đường lịch sử vẻ vang của tỉnh Tiền Giang, nhất là trong thời điểm Tiền Giang cùng cả nước kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2020).

Sục sôi khí thế ở 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), tình hình chính trị ở 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang) diễn ra có lợi cho cách mạng. Lữ đoàn quân phiệt Nhật đóng ở Mỹ Tho rã rời, hoang mang. Bọn tay sai người Việt hoảng loạn. Đó là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Mọi thắng lợi của cách mạng đều có phần đóng góp quan trọng của công tác tuyên giáo

Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công trong kháng chiến, nay là Đảng bộ tỉnh Tiền Giang, luôn xác định công tác tư tưởng có vai trò rất quan trọng. Do yêu cầu của cách mạng, ngành Tuyên giáo tỉnh nhà sớm được thành lập và ngày càng lớn mạnh, góp phần đáng kể vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

'Địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng

Để có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc hôm nay, nhiều thế hệ đi trước đã đổ biết bao xương máu cho quê hương, đất nước. Khu kháng chiến xã Vĩnh Hựu (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) là một trong những nơi lưu dấu bao chiến công oanh liệt của cán bộ, quân và dân ta trong những ngày đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nơi đây đã trở thành điểm về nguồn của nhiều thế hệ.