Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Trong những ngày qua khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Để động viên, hỗ trợ các lực lượng diễu binh, diễu hành và du khách, nhiều gia đình ở Điện Biên đã chủ động chuẩn bị các loại nước uống, hoa quả phục vụ miễn phí. Nhiều người dân đã tận tình quạt mát cho các chiến sĩ trong giờ nghỉ giải lao bằng mọi vật dụng có sẵn trong tay như quạt chạy pin, quạt giấy, sách báo... Tuy nhiên, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện một số bài viết lạc lõng có nội dung phán xét, xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn này của Nhân dân Việt Nam.

Biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Đây là khẳng định của giáo sư Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CESEA) Viện quan hệ quốc tế Đại học Quốc gia La Plata Argentina (UNLP), trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Buenos Aires về giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của sự kiện này đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Chuyên gia Argentina: Sức mạnh đại đoàn kết và sự quyết tâm của dân tộc Việt Nam được phát huy cao nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng cho việc những nỗ lực và hy sinh vượt khó khăn, gian khổ của một dân tộc luôn đấu tranh vì độc lập, tự do sẽ giành thắng lợi.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc

Theo giáo sư Ramoneda, Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng tinh thần của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của tất cả các nước thuộc địa trong hoàn cảnh tương tự.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Đây là lời khẳng định của Giáo sư Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CESEA) thuộc Viện quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata Argentina (UNLP).