Hà Nội phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn: Tránh 'vết xe đổ'

Từ tháng 6/2024, Hà Nội chính thức triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn 23 phường, tiến tới triển khai trên toàn thành phố. Điều này đang được nhiều người kỳ vọng để rác thải không còn là câu chuyện gây ra nhiều bức xúc cho người dân Thủ đô. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu Hà Nội thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt…

Hà Nội 'giải bài toán' phân loại rác thải

Hà Nội mỗi ngày phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, đứng thứ hai cả nước chỉ sau TP Hồ Chí Minh. Từ năm 2006, một số phường ở Hà Nội thí điểm phân loại rác, tuy nhiên không thể duy trì do chưa đồng bộ hệ thống hạ tầng thu gom cũng như hệ thống pháp luật. Và sau 18 năm, từ tháng 6 tới đây, Hà Nội sẽ lại tiếp tục triển khai thí điểm phân loại rác trên địa bàn 23 phường, tiến tới triển khai trên toàn TP.

Những kỷ niệm nhớ Bác Hồ

Năm 1955, kỷ niệm 10 năm Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tôi là học sinh miền Nam - một đội viên thiếu niên vừa tròn 14 tuổi. Tôi may mắn được chọn vào đội học sinh miền Nam diễu hành qua lễ đài Ba Ðình - Hà Nội trong ngày lễ trọng đại đó. Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là biết chắc thế nào cũng được gặp Bác Hồ.

Bài 1: nhiều năm loay hoay trong việc thu gom, xử lý rác thải nhựa

Dù nhiều giải pháp đã được triển khai về vấn đề thu gom rác thải nhựa, sử dụng nhựa tái chế nhưng đến thời điểm hiện tại, hiệu quả mang lại vẫn chưa đạt hiệu quả.

Muôn màu cuộc sống: Hoàng Thành Thăng Long - Nhìn quá khứ từ tương lai

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, và kinh đô Thăng Long khởi nguồn từ thời điểm đó. Năm 2010, Hoàng Thành Thăng Long chính thức được UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, và giá trị mang tầm nhân loại của Hoàng Thành Thăng Long cũng bắt đầu từ thời điểm đó. Từ quá khứ tới hiện tại, Hoàng Thành Thăng Long đã chất chứa trong mình những tầng lịch sử, văn hóa đậm đặc, quí giá; làm nền tảng để tiếp tục giải mã bí mật của quá khứ và mở ra một tương lai phát triển rực rỡ hơn cho khu di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của thủ đô Hà Nội.

Nét đẹp của lễ hội trong phố

Nói đến lễ hội, người ta thường nghĩ ngay đến không khí tưng bừng ở những làng quê. Nhưng ở Thủ đô Hà Nội, lễ hội trong phố lại là một 'đặc sản'. Tổ chức lễ hội trong phố ('hội phố') rất khó, bởi thành phần cư dân đô thị biến động, người nhập cư lớn, vất vả trong huy động lực lượng tham gia; phố phường chật hẹp cản trở hoạt động lễ hội… Song, làm tốt thì 'hội phố' không chỉ đem lại đời sống văn hóa tâm linh cho cư dân, bảo vệ di sản, mà còn tạo ra sự gắn kết cộng đồng, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ðó là điều mà Hà Nội đã làm được gần đây.

Bảo đảm an toàn cho học sinh trong năm học mới

Hôm nay, 5/9, hơn 2,2 triệu học sinh Hà Nội cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2023-2024. Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trong năm học này, công tác bảo đảm an toàn, văn hóa học đường được các trường đặc biệt chú trọng.

Khơi dậy tình yêu quê hương cho học sinh

Giáo dục lịch sử địa phương là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục bậc tiểu học và trung học. Với lợi thế về di tích, di sản, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã lồng ghép trong các môn: Lịch sử, Ðịa lý, Giáo dục công dân… kết hợp với đi thực tế tại các di tích, tạo nên những buổi học ý nghĩa. Qua đó, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho các em học sinh.

Sôi nổi hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi

Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi năm 2023 thành phố Hà Nội đang diễn ra sôi nổi. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở và các ban công tác Mặt trận khu dân cư, tăng cường tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chợ về đêm

Trái với sự êm đềm, tĩnh lặng vốn có khi màn đêm buông xuống, nhất là khi trời dần về khuya, tại các điểm chợ đầu mối Phường 7, Phường 2, Phường 8, TP Cà Mau, hoạt động trao đổi mua bán nông sản, hàng hóa diễn ra sôi động, nhộn nhịp. Nhịp sống chợ đêm không chỉ góp phần tạo sinh kế, thu nhập cho nhiều người dân và tiểu thương trong tỉnh, mà còn lưu giữ nét văn hóa đẹp, bình dị, đặc trưng vùng sông nước Cà Mau.

Giảm tải áp lực cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Với quyết định thi ba môn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024, thầy, trò Hà Nội cùng thở phào khi những tháng ôn thi sắp tới sẽ không quá căng thẳng.

Thanh tra Chính phủ chuyển đơn của công dân đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh

Thanh tra Chính phủ chuyển nội dung đơn của công dân, nội dung trong văn bản của Báo Nhân Dân và tài liệu gửi kèm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh để chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, trả lời công dân theo quy định của pháp luật.

Lộn xộn ở 'chợ' hoa, cây cảnh

Phố Hoàng Hoa Thám (quận Ba Ðình, Hà Nội), xe ô-tô, xe máy đông như mắc cửi, nhích từng chút một để di chuyển. Tiếng còi xe, động cơ ồn ào, xen lẫn những lời than vãn, càu nhàu bực bội của người đi đường vì gặp cảnh ùn tắc.

Tin mới nhận

Tổ chức lại cơ sở đăng ký phương tiện giao thông

Tăng cường giám sát bếp ăn trường học

Sau vụ việc hơn 600 học sinh bị ngộ độc tập thể, phải nhập viện sau bữa ăn trưa tại một trường học ở Khánh Hòa, các trường học tại Hà Nội có bếp ăn tập thể đều tăng cường kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và quy trình chế biến thực phẩm tại các bếp ăn.

Góc nhìn hôm nay: 'Chết yểu' dự án phân loại rác thải tại nguồn

Dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn, được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, triển khai tại Hà Nội từ năm 2006, nhưng đã không thành công. Đến nay, Hà Nội vẫn chưa có một Đề án phân loại rác thải tại nguồn. Theo các chuyên gia, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên lớn, mà bãi chôn lấp rác tại huyện Sóc Sơn đang quá tải, còn các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn Hà Nội vẫn đang đắp chiếu.

Cấp bách tiến trình tái thiết đô thị

Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thống nhất tạm cấp gần 128 tỷ đồng từ ngân sách để các quận, huyện kiểm định chung cư cũ trong năm 2022, nhằm giúp đẩy nhanh tiến trình tái thiết đô thị.

Kiên quyết lập lại trật tự, an toàn giao thông khu vực cà-phê đường tàu

Sau thời gian dài im ắng, gần đây trên hành lang tuyến đường sắt Hà Nội-Ðồng Ðăng, đoạn qua địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Ba Ðình (Hà Nội) xuất hiện trở lại loại hình du khách đi tham quan, quay phim chụp ảnh trên đường sắt, nhất là khi có tàu chạy qua. Ðiều này tiềm ẩn nguy hiểm về an toàn giao thông, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan chức năng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

Ngày 23/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng để báo cáo kết quả kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ðồng chí Ðinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng dự.

Tai nạn chết người tại Hà Nội: Bao nhiêu thang máy không được kiểm định?

Hàng loạt vụ tai nạn thang máy thương tâm xảy ra do buông lỏng từ khâu cấp phép xây dựng đến kiểm định. Tuy nhiên, việc kiểm định thang máy vẫn chưa được quan tâm, đây là lỗ hổng trong quản lý chất lượng thang máy tại các nhà ở riêng lẻ.

Thận trọng khi nhân rộng mô hình phố đi bộ

Cuối tháng 4 vừa qua, thành phố Hà Nội có thêm phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), không gian đi bộ thứ tư trên địa bàn Thủ đô. Các tuyến phố đi bộ được mở nhằm thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế đêm.

Quan tâm hơn đến tư vấn tâm lý học đường

Sau thời gian học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều học sinh đang gặp khó khăn cả về tinh thần và thể chất. Vì vậy, các trường cần quan tâm hơn đến tư vấn tâm lý học đường để sớm phát hiện, khắc phục những vướng mắc của tuổi teen.

Giải quyết nhiều việc khó từ công tác đối thoại

Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác đối thoại với nhân dân, coi đây vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết nhiều việc khó, tạo đồng thuận từ cơ sở.

Giấc mơ thành phố sông Hồng

Ngày 1/4/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Bộ Chính trị thống nhất ban hành nghị quyết mới về phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong sự phát triển ấy của Thủ đô Hà Nội, vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm chính là phát triển thành phố dọc hai bên bờ sông Hồng.

Các khu vực dân cư bị thu hồi làm tuyến đường 'đắt nhất hành tinh'

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất hai bên đường La Thành được đưa vào kế hoạch triển khai tuyến đường Vành đai 1...

Chuyên gia: Cao ốc 11 tầng cạnh quảng trường Ba Đình như 'quái vật kiến trúc'

Theo KTS Phạm Thanh Tùng việc phá dỡ dãy nhà Pháp cổ 100 tuổi ở 61 Trần Phú Ba Đình Hà Nội xây cao ốc cao 11 tầng như con quái vật về kiến trúc

Dự án cao ốc 11 tầng ở trung tâm quận Ba Ðình, Hà Nội: Không phù hợp quy hoạch mới

Theo nhiều chuyên gia, dự án đã được phê duyệt tại 61 Trần Phú không phù hợp quy hoạch phân khu mới. Do đó, nếu chưa thực hiện, cần phải tạm dừng để rà soát, điều chỉnh cho phù hợp quy hoạch hiện hành.

Thiếu quỹ đất, nhiều khu dân cư nội thành thiếu nhà văn hóa

Những năm qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực 'phủ sóng' nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng nhằm tạo các thiết chế nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Thế nhưng, ở nội thành, việc xây dựng nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng lại gặp nhiều khó khăn do không bố trí được quỹ đất, thiếu các công trình có thể chuyển đổi công năng.

Trong những ngày qua, trên cả nước xuất hiện nhiều ổ dịch Covid-19 mới, với số lượng ca dương tính với SARS-CoV-2 tăng từng ngày, nguy cơ tái bùng phát dịch tại các địa phương rất cao.

Tránh tâm lý thỏa mãn, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cơ bản khống chế được dịch bệnh và từng bước thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, mặc dù cuộc sống đã quay trở lại trạng thái 'bình thường mới', nhưng người dân không nên chủ quan, lơ là, bởi các biến thể của Covid-19 rất nguy hiểm và dịch có thể bùng phát bất kỳ khi nào.

Bồn nước nằm chen chúc trên nóc nhà các khu tập thể cũ ở Hà Nội

Hà Nội - Những bồn nước đủ mọi kích cỡ nằm chênh vênh, được lắp đặt không theo bất cứ quy định cụ thể nào đang chen chúc trên nóc nhà cao tầng của các khu tập thể cũ ở Hà Nội.

Tuổi trẻ Thủ đô xung kích phòng, chống dịch

Trong những ngày cả thành phố Hà Nội dồn tổng lực xét nghiệm và tiêm chủng vắc-xin diện rộng, từ sáng sớm tới tận tối khuya, tại các điểm đều thấy sự hiện diện của các thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục, tham gia lấy mẫu, nhập dữ liệu… góp phần ngăn chặn dịch bệnh.

Hôm nay 20/7, khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV

Hôm nay 20/7, tại Nhà Quốc hội (Ba Ðình, Thủ đô Hà Nội), Quốc hội (QH) khóa XV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất. Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các cơ quan liên quan, các đoàn đại biểu QH và các đại biểu QH đã khẩn trương triển khai các công việc, nội dung để trình QH xem xét.