Bảo vệ tài nguyên rừng phòng hộ gắn với nâng chất lượng rừng trồng

Đón chúng tôi trong tâm trạng phấn khởi, ông Lang Hữu Phước - chủ trang trại rừng tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), hồ hởi chia sẻ: được Nhà nước giao thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng (BVR) với diện tích 19,47ha rừng phòng hộ, từ năm 2019 đến nay gia đình đã trồng, chăm sóc 7ha rừng keo, trong đó có 4,5ha keo lai. Cán bộ, công nhân Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thường Xuân (chủ rừng) tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và BVR. Gia đình cùng với lực lượng của BQL rừng phòng hộ Thường Xuân và BQL thôn, chính quyền địa phương tổ chức tuần tra rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Rừng do hộ gia đình được giao quản lý luôn phát triển, không xảy ra tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng.

Đồng bào thiểu số chung sức giữ rừng ở miền núi Nam Giang

Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) tại huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) mang lại hiệu quả cao. Có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của lực lượng chuyên trách BVR còn có vai trò hết sức quan trọng của người dân địa phương.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Chiều 5/5, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023; 4 tháng đầu năm 2024 và các giải pháp trong thời gian tới.

Không chủ quan, mất cảnh giác trong quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương trong cả nước phải xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (QLBVR, PCCCR) là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng nóng.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 ở Quảng Bình

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2024.

Triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Chiều 3/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng năm 2024. Đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan và các chủ rừng trên địa bàn.

Ngăn chặn nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng

Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, hiện nay toàn tỉnh có trên 42.300ha rừng có nguy cơ cháy rất cao trong những ngày nắng nóng gay gắt.

Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Tiên Phước vào cuộc xác minh

Liên quan đến những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng kinh phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2019-2023 tại các xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, Quảng Nam), trao đổi với phóng viên, lãnh đạo địa phương này xác nhận, hiện Ủy ban kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Tiên Phước đang vào cuộc xác minh, xử lý vụ việc theo quy định. Điều đáng nói, trước đó qua kiểm tra, cơ quan chức năng đề nghị UBND xã Tiên Ngọc hoàn trả số tiền gần 400 triệu đồng do chi chưa đảm bảo quy định.

Bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng

Để chủ động bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trong mùa nắng nóng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các địa phương và chủ rừng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Mường Lát chủ động ngăn chặn nguy cơ cháy rừng mùa nắng nóng

Cùng chúng tôi đi thăm những cánh rừng phòng hộ trên địa bàn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trung Lý (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát) Lê Duy Cường, cho biết: Trạm có 3 cán bộ, kiểm lâm viên (KLV) quản lý, bảo vệ 25.600ha rừng thuộc 3 xã Trung Lý, Mường Lý và Nhi Sơn. Đây là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Sức ép về nhu cầu gỗ cho mục đích gia dụng, làm nhà ở và tập quán canh tác nông nghiệp trên đất dốc của người dân bản địa đang là nguyên nhân cơ bản đe dọa an ninh rừng trên địa bàn.

Vui chơi có trách nhiệm với rừng

Những ngày nghỉ lễ trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì những đồi núi, rừng, suối thác ven rừng sẽ là nơi lý tưởng đối với du khách, người dân tìm đến vừa tham quan, giải trí vừa nghỉ mát.

Thạch Thành chủ động bảo vệ rừng mùa nắng nóng

Đến tháng 4/2024, huyện Thạch Thành có hơn 27.666ha rừng, trong đó có 3.910ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Cúc Phương, nằm trên địa bàn 3 xã: Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành Yên. Rừng đặc dụng ở đây rất đa dạng và phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt về thực vật có một số loài cây được xếp vào loài nguy cấp, quý hiếm như: Trai lý, Chò chỉ, Sến, Táu,... nên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại đến tài nguyên rừng và cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Văn Chấn hồi xanh những cánh rừng

Vốn là 'điểm nóng' trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.

Hà Tĩnh: chủ động phòng, chống cháy rừng trong cao điểm nắng nóng

Dịp nghĩ lễ 30/4 - 1/5, nền nhiệt ở Hà Tĩnh dự báo sẽ tăng cao, dao động phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng đang chủ động triển khai nhiều phương án phòng, chống cháy rừng.

Chủ động bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng ven biển mùa du lịch

Hạt Kiểm lâm ven biển được giao quản lý, bảo vệ 1.977,60 ha rừng tại các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa và TP Sầm Sơn. Hầu hết diện tích đơn vị quản lý, bảo vệ chủ yếu là rừng thông, phi lao trên địa bàn các huyện, thành phố có nguy cơ cháy rừng cao trong mùa nắng nóng cũng là thời điểm mùa du lịch sôi động.