Phát triển sản phẩm OCOP khu vực miền núi - nhiều khó khăn cần khắc phục

Khu vực miền núi Thanh Hóa với nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, kết tinh giá trị văn hóa, chính là tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, để các sản phẩm thực sự phát huy tiềm năng, thế mạnh và trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân địa phương đang là bài toán khó...

Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu

Sau hơn 5 năm thực hiện, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) thực hiện theo Quyết định 490/QĐ-TTg đang phát huy được tác dụng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, chương trình OCOP đã và đang trở thành mũi nhọn tiếp sức cho xuất khẩu hàng Việt Nam vươn xa.

Trái ngọt nông thôn mới và OCOP: Nâng tầm 'tinh hoa' sản phẩm địa phương

Thông qua 'làn gió mới' của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn trở thành những 'đại sứ' quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người xứ Thanh.

Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Vĩnh Lộc

Sáng 1/2, tại Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ (xã Vĩnh Tiến) và Danh lam thắng cảnh quốc gia núi Kim Sơn (xã Vĩnh An), huyện Vĩnh Lộc đã khai trương 2 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của huyện.

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng NTM các mức độ năm 2024, các địa phương cần nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện một cách đồng bộ; biến khó khăn thành động lực để thực hiện kế hoạch. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để hoàn thành những tiêu chí còn thiếu, yếu...

Sản phẩm OCOP 'chạy đua' dịp cuối năm

Cuối năm là dịp thị trường trở nên sôi động, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương, nhất là sản phẩm OCOP ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thêm cơ hội quảng bá các sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất hàng OCOP trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất, tích trữ hàng hóa cho dịp tết.

Để sản phẩm OCOP phát triển hài hòa giữa lượng và chất (Bài cuối): Phát triển bề sâu, chú trọng chất lượng

Thông qua 'làn gió' của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đã được thổi hồn để trở thành những sản phẩm đặc trưng, đại diện cho đời sống sản xuất, văn hóa, sinh hoạt của các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là phải phát triển chương trình này theo chiều sâu, trở thành đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đồng thời, chú trọng đến những sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm OCOP Thanh Hóa trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.

Để sản phẩm OCOP phát triển hài hòa giữa lượng và chất (Bài 1): Không nên vì số mà coi nhẹ sao

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng định được vị thế trên 'bản đồ' OCOP quốc gia. Với 436 sản phẩm được gắn sao, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP, sau TP Hà Nội. Song, cùng với việc hình thành được hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, thể hiện được những tiềm năng, lợi thế và nét riêng có của tỉnh Thanh, vấn đề đáng lưu tâm trong thực hiện Chương trình OCOP chính là sự phát triển hài hòa giữa 'lượng' và 'chất'.

Sản phẩm OCOP du lịch: Tiềm năng lớn, nhưng khó phát triển

Cùng với những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP, phát triển du lịch, các cấp, ngành địa phương trong tỉnh đã và đang khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP du lịch, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, góp phần gìn giữ những sản vật quý của từng địa phương.

Thanh Hóa: Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa chia sẻ về kết quả đạt được của chương trình OCOP.

Thúc đẩy phát triển vườn trại kinh tế gắn với yếu tố sinh thái

Sau thành công của cuộc thi 'Vườn đẹp, Trang trại kiểu mẫu' tỉnh Thanh Hóa năm 2022, năm nay, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hỗ trợ kinh phí để Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức cuộc thi lần thứ hai.

Tập huấn công tác tuyên truyền Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Sáng 31/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2023.

Mở hướng xuất khẩu để nâng tầm sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Đồng thời, nâng cao trình độ, tư duy sản xuất của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi.

Hấp dẫn với tour trải nghiệm vườn nhãn ở Hưng Yên

Hưng Yên được mệnh danh là thủ phủ nhãn của cả nước, với diện tích gần 5.000 ha. Thời điểm này, nhiều vườn nhãn đang bước vào mùa thu hoạch. Ngoài việc bán nhãn cho thương lái, các nhà vườn còn kết hợp phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm. Việc các nhà vườn mở cửa đã góp phần đưa trái nhãn Hưng Yên đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đánh giá kết quả, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP

Sáng 17-8, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị giao ban tình hình thực hiện Chương trình Xây dựng NTM và Chương trình OCOP 8 tháng, giải pháp thực hiện các tháng cuối năm 2023.

Giải pháp thực hiện hiệu quả Quyết định 148/QĐ-TTg về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Sau hơn 4 năm nỗ lực thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đến nay, Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả và trở thành tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sản phẩm OCOP. Bước vào giai đoạn 2023-2025, tỉnh đang tích cực thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ. Báo Thanh Hóa cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này:

Chú trọng kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Sau hơn 4 năm tỉnh Thanh Hóa phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm đã được gắn nhãn OCOP, khẳng định được vị trí trên thị trường. Tuy nhiên, cũng còn không ít sản phẩm đang loay hoay tìm hướng đi. Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Gian nan 'giữ lửa' làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?

Giữ gìn, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống là nhiệm vụ bức thiết, không chỉ góp phần giữ gìn, tôn vinh những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, mà phát triển làng nghề cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng nông thôn. Vì vậy, những năm qua ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề từ Trung ương thì tỉnh đã có nhiều giải pháp đem lại những hiệu quả nhất định.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa

Hơn 4 năm qua, Chương trình OCOP đã từng bước tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đòi hỏi các chủ thể phải chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và khẳng định vị thế ở thị trường trong, ngoài nước.

Thấy gì sau khi trao quyền cho cấp huyện xét chọn và công nhận sản phẩm OCOP?

Sau nửa năm triển khai Quyết định 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về 'ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm', toàn tỉnh Thanh Hóa mới có 9 đơn vị cấp huyện tổ chức được hội nghị xét chọn sản phẩm OCOP 3 sao. Ban đầu phân quyền cho cấp huyện tự đánh giá, xét chọn sản phẩm OCOP chắc chắn không tránh khỏi những bỡ ngỡ, e dè, nhưng cũng có không ít thuận lợi so với trước...

Tích cực phân cấp xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP năm 2023

Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đến nay Thanh Hóa đã tạo được chuyển biến rõ nét trong phát huy thế mạnh vùng miền, phát triển sản phẩm OCOP và đã có 346 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao, 291 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận đã giúp chủ cơ sở tiếp tục quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, tăng doanh thu và việc làm cho người lao động. Năm 2023, Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành 120 sản phẩm OCOP.

Để sản phẩm OCOP trở thành những 'đại sứ văn hóa'

Chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm, ở đó sản phẩm mang đặc trưng vùng miền không chỉ phát huy lợi thế đem lại hiệu quả kinh tế; mà còn ví như những 'đại sứ văn hóa' với những 'câu chuyện sản phẩm' chứa đựng nét đẹp lao động, sản xuất và tinh hoa văn hóa trao truyền của những thế hệ không ngừng sáng tạo. Tuy nhiên, làm thế nào để những sản phẩm OCOP thực sự trở thành 'đại sứ văn hóa' giàu giá trị lại là câu chuyện còn nhiều trăn trở. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa cuối tuần đã trao đổi với các ông: Bùi Công Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa; Lê Đại Hiệp - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương; Nguyễn Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Hà Long (Hà Trung).

Quan tâm câu chuyện sản phẩm trong Chương trình OCOP

Với mục đích xây dựng hệ thống sản phẩm OCOP độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa, đặc trưng của vùng đất, con người xứ Thanh, tỉnh và các địa phương đã khuyến khích các chủ thể sản xuất quan tâm xây dựng câu chuyện sản phẩm khi tham gia chương trình. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường.

Ghi nhận bước đầu từ việc phân cấp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP

Ngày 24-2-2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, nhằm thay thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế ở Bộ tiêu chí theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg năm 2019.

Kỳ vọng thêm những sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Với nhiều tiêu chí khắt khe, trong đó có việc sản phẩm phải được xuất khẩu ổn định đi thị trường nước ngoài mới trở thành sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia. Đến thời điểm này, Thanh Hóa mới chỉ có 1 sản phẩm OCOP quốc gia là mắm tôm Lê Gia của huyện Hoằng Hóa. Song gần đây, nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng cơ bản các điều kiện có thể xét chọn thành sản phẩm OCOP 5 sao, đang mở ra hy vọng mới cho các địa phương, các chủ thể sản xuất nâng tầm sản phẩm, gây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả' văn hóa địa phương

Mỗi sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP đều gắn với một câu chuyện riêng về văn hóa, truyền thống của mỗi vùng đất, cộng đồng. Vì thế, thật không quá khi nói mỗi sản phẩm OCOP được xem như 'sứ giả' của văn hóa, truyền bá đặc trưng của địa phương ấy đến cộng đồng, thị trường.

Thay đổi tư duy sản xuất trong xây dựng sản phẩm OCOP

Sau thời gian triển khai và phát triển, chương trình OCOP đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, thúc đẩy sản xuất, tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Cùng với sự gia tăng về số lượng sản phẩm OCOP, sự đột phá trong tư duy sản xuất của các chủ thể đã góp phần xây dựng thêm những sản phẩm OCOP chất lượng cao, có tầm ảnh hưởng trên thị trường.

Chương trình OCOP, điểm tựa cho sản phẩm làng nghề

Thanh Hóa có 36 nghề, 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống và có những nghề vẫn được duy trì, phát triển mạnh mẽ, song cũng có những nghề dần mai một theo thời gian. Khi tỉnh triển khai Chương trình OCOP đã tạo 'cú hích' làm đổi mới tư duy sản xuất, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế nông thôn. Trong đó, sản phẩm làng nghề cũng có nhiều cơ hội được bảo tồn, phát triển, vươn xa hơn trên thị trường.

Chương trình OCOP góp phần xây dựng NTM

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao quốc gia, 54 sản phẩm 4 sao và 262 sản phẩm 3 sao. Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đã thực sự thổi một làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, HTX và người dân khu vực nông thôn. Kết quả này đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở mỗi địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới ở miền núi xứ Thanh

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa những năm qua luôn được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đặc biệt chú trọng. Đào tạo nghề từng bước được nâng cao, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tập h uấn công tác năm 2023

Sáng 3-3, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác Hội năm 2023 cho hơn 80 đại biểu là thành viên của Ban chấp hành Hội, các Hội huyện, thị xã, thành phố và các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh.

'Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới' (Bài 1): Thành quả bước đầu của giai đoạn mới

Chương trình Phát triển nông nghiệp và Xây dựng Nông thôn mới' (XDNTM) liên tục được xác định là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm trong các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh gần đây. Ngay đầu nhiệm kỳ 2021-2025, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, rồi thách thức từ bộ tiêu chí mới được nâng cao, nhưng sau hơn 2 năm thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã gặt hái nhiều thành quả từ chương trình lớn này.

Nông thôn mới vượt khó với nhiều thành quả

Năm 2022, Trung ương ban hành bộ tiêu chí mới để áp dụng cho xây dựng nông thôn mới (XDNTM), không ít xã có kế hoạch về đích NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu năm 2022 đều 'phá sản' bởi nhiều chỉ tiêu và tiêu chí được nâng cao, cần có lộ trình thực hiện. Điển hình nhất là chỉ tiêu quy định tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch tập trung, trong khi xây dựng các nhà máy nước, các hệ thống nước sạch này nằm ngoài khả năng cấp xã, thậm chí cấp huyện.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa hướng tới thị trường xuất khẩu

Xác định chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) là một trong những nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp trong đó có hỗ trợ kinh phí để chủ thể sản xuất phát triển sản phẩm OCOP đem lại hiệu quả cao.

Xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), tỉnh Thanh Hóa đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ lợi thế của các huyện, thị xã, thành phố và xây dựng, phát triển hàng trăm chuỗi giá trị trong sản xuất, đưa các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước. Trong lộ trình thực hiện chương trình, các cấp ủy, chính quyền, địa phương trong tỉnh luôn xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP cả về số lượng và chất lượng nhằm tạo ra hệ sinh thái toàn diện trong phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương.