Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Lễ hội truyền thống đền Lăng

Sáng ngày 16/4 (tức ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn), UBND xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm đã long trọng khai mạc Lễ hội truyền thống đền Lăng.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy dự Lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Thanh Liêm

Sáng ngày 15/2 (mùng 6 tháng Giêng), đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Liêm và tham gia Tết trồng cây tại Trường THCS Liêm Túc. Cùng đi có đồng chí Lê Hồng Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo huyện Thanh Liêm.

Hà Nam sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng, thể thao

Ngày 30/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hà Nam hội tụ đủ điều kiện để phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện

Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 30/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Hà Nam có đủ 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa

So với cả nước, Hà Nam là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên ngành, trong đó có việc xếp hạng di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo vệ di vật, cổ vật; xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích để phát huy hiệu quả các giá trị của di tích.

Nhiều di tích lịch sử, văn hóa của huyện Thanh Liêm cần được quan tâm đầu tư tôn tạo

Trên địa bàn huyện Thanh Liêm có tổng số 40 di tích được Nhà nước xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 29 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân, việc tôn tạo, nâng cấp và bảo vệ các di tích trên địa bàn huyện đã được quan tâm, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp diễn ra từ nhiều năm.

Khai quật khảo cổ học khẩn cấp dấu tích nền móng đền Thượng, xã Liêm Cần

Chiều ngày 10/5, tại UBND xã Liêm Cần (huyện Thanh Liêm), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị báo cáo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học khẩn cấp dấu tích nền móng đền Thượng thuộc cụm di tích đền Lăng (xã Liêm Cần). Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các thành viên Đoàn Khảo cổ (Viện Khảo cổ học), lãnh đạo UBND huyện Thanh Liêm; đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban Quản lý di tích đền Lăng.

UBND xã Liêm Cần tổ chức Lễ hội đền Lăng

Sáng 27/4 (tức 8 tháng 3 năm Quý Mão), UBND xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống đền Lăng.

Để Thanh Liêm trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa tâm linh

Với một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khá phong phú, cùng với những lợi thế về giao thông, nằm trong chuỗi hành trình du lịch tâm linh: Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng) - Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình), Thanh Liêm được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại dịch vụ và du lịch. Tuy nhiên, để có thể biến lợi thế thành thế mạnh, Thanh Liêm cần giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, xử lý môi trường và đầu tư hạ tầng giao thông. Có như vậy, Thanh Liêm mới thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa tâm linh.

Hà Nam phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Sau hai năm bị 'đóng băng' bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch Hà Nam đã dần được phục hồi và có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, để ngành du lịch phát triển bền vững thì phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương là điều cần làm.

Khai thác tiềm năng du lịch Hà Nam

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 khu du lịch và 12 điểm du lịch cấp tỉnh. Đây đều là các khu, điểm du lịch được nhiều người biết đến và khá ấn tượng đối với du khách khi đến với Hà Nam. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích và khai thác tiềm năng du lịch của các khu, điểm du lịch trên còn cần nhiều sự quan tâm với các giải pháp thiết thực và hữu hiệu hơn nữa.

Về Ngũ Cõi, nhớ những điển lễ văn hóa khơi nguồn thời Tiền Lê

Năm 2016, sau Hội thảo khoa học quốc gia 'Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp', Cụm di tích nhà Tiền Lê gắn với thân thế và sự nghiệp của Hoàng đế Lê Đại Hành (thôn Ngũ Cõi, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm) đã được UBND tỉnh Hà Nam quan tâm nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng nhằm phát huy giá trị phục vụ nhu cầu tâm linh và phát triển du lịch.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nam

Để công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong giai đoạn tới đạt hiệu quả, ông Mai Thành Chung, Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết: Cần tập trung đầu tư bảo quản, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị tiêu biểu, gắn việc bảo tồn, phát huy với phát triển du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc số hóa di sản văn hóa phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

6 tháng đầu năm 2022 là thời điểm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tập trung chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch và lễ hội; chỉ đạo triển khai chương trình công tác năm 2022 của toàn ngành. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước, xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước được Sở VH,TT&DL chú trọng.

Độc đáo thần tích, thần sắc Hà Nam

Thần tích, thần sắc được lưu giữ trên đất Hà Nam chính là những dấu tích lịch sử giúp hậu thế hiểu rõ hơn về đời sống tâm linh phong phú, với hiện thực lịch sử của người dân Hà Nam thời cổ - một Hà Nam đất lề quê thói, thuần phác và nhân hậu.