Cuộc rước đuốc Thế vận hội Paris 2024 diễn ra như thế nào?

Ngọn lửa Olympic đã bắt đầu hành trình đến Pháp trên tàu Belem rời Hy Lạp. Con thuyền cổ ba cột buồm dự kiến sẽ đến Marseille vào ngày 8/5. Dọc theo tuyến đường đến Pháp, khoảng 10.000 người cầm đuốc sẽ mang ngọn lửa đến, dừng chân tại các địa điểm mang tính biểu tượng như hang động Lascaux, Mont Saint-Michel và Lâu đài Loire.

Trong mùa xuân và đầu mùa hè, ngọn lửa Olympic sẽ chiếu sáng nhiều khu vực trên khắp nước Pháp và các vùng lãnh thổ hải ngoại trong hành trình của Lễ rước đuốc Olympic và Paralympic Paris 2024.

Ngọn đuốc được thắp sáng vào ngày 15/4 tại Olympia, Hy Lạp, để ghi nhớ nơi khai sinh lịch sử của Thế vận hội. Sau đó, nó bắt đầu hành trình đến Athens để lên con thuyền cổ “Belem”, một con tàu ba cột buồm được hạ thủy từ thế kỷ thứ 18, sẽ mang ngọn đuốc băng qua đại dương cập bến điểm dừng đầu tiên ở Pháp - thành phố cảng Marseille.

Ngọn lửa Olympic được giữ trong một chiếc đèn lên con tàu cổ ba cột buồm Balem để tới cảng thành phố cảng Marseille, Pháp.

Từ ngày 8/5 đến ngày 26/7, hàng nghìn người - từ vận động viên Olympic đến các tình nguyện viên - sẽ rước đuốc đi qua hơn 400 thị trấn trên khắp nước Pháp và các vùng lãnh thổ của Pháp cho đến điểm dừng cuối cùng ở Paris để tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic.

Lịch sử của cuộc rước đuốc Olympic

Theo Ủy ban Olympic quốc tế, lễ rước đuốc đầu tiên diễn ra tại Thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin, khi ngọn lửa Olympic lần đầu tiên được mang từ Olympia đến thành phố đăng cai của Đức.

Ngọn đuốc theo truyền thống được thắp lên ở Olympia, trong một sự kiện do Ủy ban Olympic Hy Lạp tổ chức. 600 người cầm đuốc mang ngọn đuốc đi qua 41 thị trấn ở Hy Lạp đến Sân vận động Panathenaic ở Athens. Tại đây, nó được trao cho Ban tổ chức Olympic Paris 2024 và băng qua Địa Trung Hải trên một con tàu cổ ba cột buồm tới Pháp để bắt đầu một hành trình hoành tráng vòng quanh nước Pháp.

Stephanos Ntouskos, người cầm đuốc Hy Lạp đầu tiên đi bộ trong lễ thắp lửa cho Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 tại khu khảo cổ Olympia cổ, nơi khai sinh của Thế vận hội cổ đại ở miền Nam Hy Lạp vào ngày 16/4/2024 tại Olympia, Hy Lạp. (Ảnh: Milos Bicanski/Getty Images)

Mỗi cuộc chạy tiếp sức là một cơ hội để tôn vinh lịch sử và văn hóa của nước chủ nhà. Năm nay, ngọn lửa Olympic sẽ đi qua các địa điểm mang tính biểu tượng, chẳng hạn như hang động Lascaux, nơi lưu giữ hàng trăm bức tranh thời tiền sử được cho là có niên đại tới 17.000 năm trước; địa điểm khảo cổ tại Alesia, nơi Julius Caesar đánh bại người Gaul vào năm 52 trước Công nguyên; cung điện ở Versailles, được xây dựng bởi vua Louis XIV vào những năm 1660.

Những người cầm đuốc cũng sẽ đi qua Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để đến 6 vùng lãnh thổ của Pháp: Guiana thuộc Pháp, New Caledonia, Réunion, Polynesia thuộc Pháp, Guadeloupe và Martinique.

Những ai sẽ tham gia?

10.000 người cầm đuốc được chọn sẽ tham gia cuộc rước đuốc Olympic, bao gồm 69 đội rước đuốc 24 người. Mỗi đội bao gồm các nhà vô địch, vận động viên hàng ngày, tình nguyện viên, trọng tài, huấn luyện viên… là thành viên của 34 Liên đoàn Olympic và Paralympic, theo Ban Tổ chức Olympic Paris 2024 cho biết.

Stephanos Ntouskos, người đã giành huy chương vàng cá nhân cho Hy Lạp ở môn chèo thuyền tại Thế vận hội Tokyo 2020, là người đầu tiên cầm ngọn đuốc Olympic khi nó bắt đầu hành trình xuyên Hy Lạp. Người cầm đuốc cuối cùng ở Hy Lạp là Ioannis Fountoulis, vận động viên bóng nước Hy Lạp từng đoạt huy chương bạc từ Thế vận hội 2020. Vận động viên này trao ngọn lửa cho Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Hy Lạp Spyros Capralos, người sau đó trao nó cho Ban Tổ chức Olympic Paris vào ngày 26/4.

Nữ diễn viên Hy Lạp Mary Mina, đóng vai Nữ tư tế tối cao, cầm ngọn đuốc trong lễ thắp lửa cho Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 tại khu khảo cổ Olympia cổ đại, nơi khai sinh của Thế vận hội cổ đại ở miền Nam Hy Lạp vào ngày 16/4/2024 tại Olympia, Hy Lạp. (Ảnh: Milos Bicanski/Getty Images)

1.000 người cầm đuốc tạo nên 6 đội rước đuốc Paralympic tiếp sức là những nhóm tình nguyện viên từ liên đoàn Paralympic, các vận động viên khuyết tật trẻ xuất sắc, các vận động viên Paralympic toàn sao, các hoạt động sử dụng thể thao để tạo tác động xã hội và những người ủng hộ người khuyết tật.

Các cuộc chạy tiếp sức sẽ nắm bắt được giá trị của thể thao và tinh thần đồng đội ở Pháp, giới thiệu các sự kiện ngoạn mục, như trượt ván qua Bordeaux, bắn cung tại Château de Compìegne và đạp xe quanh Mont-Saint-Michel.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Paris 2024 Tony Estanguet cho biết: “Trên hết, Cuộc rước đuốc là một cuộc phiêu lưu của con người, được thể hiện bằng câu chuyện của mỗi người cầm đuốc”. “Có thể là vận động viên hoặc những người đam mê thể thao, cam kết với cộng đồng địa phương hoặc tham gia vào các dự án cộng đồng có ý nghĩa, những người mà chúng tôi gọi là người tiên phong đại diện cho sự phong phú và đa dạng của xã hội chúng ta. Với họ, cuộc rước đuốc này sẽ là một khoảnh khắc tuyệt vời của khoảnh khắc cởi mở, lan tỏa và chia sẻ”.

Tong 68 ngày, ngọn lửa Olympic sẽ đi qua 65 vùng và vùng lãnh thổ của Pháp.

Bản đồ rước đuốc cho Thế vận hội Paris 2024. (Ảnh: Paris 2024)

Hà Mai

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/cuoc-ruoc-duoc-the-van-hoi-paris-2024-dien-ra-nhu-the-nao-428080.html