3 bí ẩn ngàn năm trong mộ Tần Thủy Hoàng đánh đố cả nhân loại

Đã gần 50 năm kể từ khi phát hiện, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, giới khoa học vẫn 'đau đầu' vì chưa thể giải mã một số bí mật ẩn chứa bên trong.

 Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1974. Lăng mộ được xây dựng bởi hàng trăm nghìn lao động trong gần 40 năm, hoàn thành vào khoảng năm 208 trước Công nguyên.

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1974. Lăng mộ được xây dựng bởi hàng trăm nghìn lao động trong gần 40 năm, hoàn thành vào khoảng năm 208 trước Công nguyên.

Nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng nằm dưới một gò mộ cao 76m có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Bố cục của nó mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại là 6,3 km.

Nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng nằm dưới một gò mộ cao 76m có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Bố cục của nó mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại là 6,3 km.

Theo các chuyên gia, mộ chính nằm ở phía tây nam của nội thành và hướng về phía đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất. Thi hài Tần Thủy Hoàng được các nhà nghiên cứu tin rằng được đặt trong quan tài đó.

Theo các chuyên gia, mộ chính nằm ở phía tây nam của nội thành và hướng về phía đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất. Thi hài Tần Thủy Hoàng được các nhà nghiên cứu tin rằng được đặt trong quan tài đó.

Tuy nhiên, sau gần 50 năm kể từ khi phát hiện, các nhà khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa dám tiếp cận buồng lăng mộ chính. Nguyên do là bởi các chuyên gia tìm được tài liệu do nhà sử học Tư Mã Thiên viết rằng ngôi mộ cài rất nhiều bẫy để giết bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Trong đó, dòng sông thủy ngân khoảng 100 tấn là một trong những cạm bẫy nguy hiểm nhất.

Tuy nhiên, sau gần 50 năm kể từ khi phát hiện, các nhà khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa dám tiếp cận buồng lăng mộ chính. Nguyên do là bởi các chuyên gia tìm được tài liệu do nhà sử học Tư Mã Thiên viết rằng ngôi mộ cài rất nhiều bẫy để giết bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Trong đó, dòng sông thủy ngân khoảng 100 tấn là một trong những cạm bẫy nguy hiểm nhất.

Thông tin này đã được các nhà khoa học xác thực khi kiểm tra các mẫu đất xung quanh buồng lăng mộ chính. Kết quả kiểm tra cho thấy có một lượng lớp đất phía trên tồn tại hàm lượng thủy ngân rất lớn, cao hơn nhiều so với mức bình thường.

Thông tin này đã được các nhà khoa học xác thực khi kiểm tra các mẫu đất xung quanh buồng lăng mộ chính. Kết quả kiểm tra cho thấy có một lượng lớp đất phía trên tồn tại hàm lượng thủy ngân rất lớn, cao hơn nhiều so với mức bình thường.

Do điều kiện hiện đại chưa đảm bảo an toàn cho các khảo cổ nên đến nay, họ chưa dám tiến vào bên trong buồng lăng mộ chính. Vì vậy, họ không biết bên trong có những gì.

Do điều kiện hiện đại chưa đảm bảo an toàn cho các khảo cổ nên đến nay, họ chưa dám tiến vào bên trong buồng lăng mộ chính. Vì vậy, họ không biết bên trong có những gì.

Một bí ẩn khác mà giới khoa học đang nỗ lực giải mã là độ sâu của lăng mộ. Theo dữ liệu thăm dò khảo cổ, chiều dài của lăng mộ là 260m từ Đông sang Tây và 160m từ Bắc xuống Nam. Tổng diện tích mộ cổ là 41.600 m2.

Một bí ẩn khác mà giới khoa học đang nỗ lực giải mã là độ sâu của lăng mộ. Theo dữ liệu thăm dò khảo cổ, chiều dài của lăng mộ là 260m từ Đông sang Tây và 160m từ Bắc xuống Nam. Tổng diện tích mộ cổ là 41.600 m2.

Căn cứ vào những dữ liệu từ những cuộc khai quật gần đây nhất, lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở độ sâu gần bằng độ sâu của ngôi mộ ở đại mộ Tần Công số 1, Chỉ Dương.

Căn cứ vào những dữ liệu từ những cuộc khai quật gần đây nhất, lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở độ sâu gần bằng độ sâu của ngôi mộ ở đại mộ Tần Công số 1, Chỉ Dương.

Dựa theo cách này, các chuyên gia ước tính độ sâu thực tế từ miệng đến đáy lăng mộ là khoảng 26m. Để tìm ra độ sâu chính xác, nhóm khảo cổ sẽ phải tiến hành thêm các đo đạc, khảo sát.

Dựa theo cách này, các chuyên gia ước tính độ sâu thực tế từ miệng đến đáy lăng mộ là khoảng 26m. Để tìm ra độ sâu chính xác, nhóm khảo cổ sẽ phải tiến hành thêm các đo đạc, khảo sát.

Giới khảo cổ Trung Quốc cũng đang tìm lời giải liên quan đến những tượng binh sĩ đất nung có dấu vết của lửa cháy. Những tượng này được khai quật ở hố chiến binh đất nung số 1 và 2. Một giả thuyết cho rằng bên trong các hố này có các vật liệu dễ cháy như gỗ và các chất hữu cơ khác. Theo thời gian, khí metan hình thành và gây ra vụ cháy khiến các bức tượng có vết tích lửa cháy.

Giới khảo cổ Trung Quốc cũng đang tìm lời giải liên quan đến những tượng binh sĩ đất nung có dấu vết của lửa cháy. Những tượng này được khai quật ở hố chiến binh đất nung số 1 và 2. Một giả thuyết cho rằng bên trong các hố này có các vật liệu dễ cháy như gỗ và các chất hữu cơ khác. Theo thời gian, khí metan hình thành và gây ra vụ cháy khiến các bức tượng có vết tích lửa cháy.

Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/3-bi-an-ngan-nam-trong-mo-tan-thuy-hoang-danh-do-ca-nhan-loai-1887646.html