Vì sao người xưa thường xử tử tù nhân vào mùa Thu?

Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhiều triều đại xử tử tù nhân vào mùa Thu tại các địa điểm công cộng trước sự chứng kiến của mọi người. Vì sao lại hành hình tử tù vào mùa Thu thay vì các mùa khác?

Theo các nhà nghiên cứu, “Thu hậu vấn trảm” hay còn gọi là “Thu quyết” bắt đầu được thực hiện từ thời Tây Chu. Theo đó, triều đình sẽ xử tử tù nhân vào mùa Thu.

Theo các nhà nghiên cứu, “Thu hậu vấn trảm” hay còn gọi là “Thu quyết” bắt đầu được thực hiện từ thời Tây Chu. Theo đó, triều đình sẽ xử tử tù nhân vào mùa Thu.

Sở dĩ nhiều triều đại xử tử tù nhân vào mùa Thu là vì một số lý do. Đầu tiên là thời điểm tử hình phạm nhân bắt nguồn từ lòng tôn kính thần linh. Người ta tin rằng hành vi của con người phải tuân theo trời.

Sở dĩ nhiều triều đại xử tử tù nhân vào mùa Thu là vì một số lý do. Đầu tiên là thời điểm tử hình phạm nhân bắt nguồn từ lòng tôn kính thần linh. Người ta tin rằng hành vi của con người phải tuân theo trời.

Người xưa quan niệm, mọi việc làm của con người phải tuân theo ý trời. Xuân hạ là mùa vạn vật sinh sôi, thu đông là mùa cây cối khô héo, tượng trưng cho giá rét.

Người xưa quan niệm, mọi việc làm của con người phải tuân theo ý trời. Xuân hạ là mùa vạn vật sinh sôi, thu đông là mùa cây cối khô héo, tượng trưng cho giá rét.

Mùa Thu tương ứng với "vàng" trong ngũ hành, tức là vạn vật lúc này im lặng, sinh khí kém nhất, vàng tượng trưng cho dụng, đốn hạ, là đại diện cho sự hủy diệt. Vì vậy, nhiều triều đại quyết định thời gian hành quyết tử tù là vào mùa Thu Đông.

Mùa Thu tương ứng với "vàng" trong ngũ hành, tức là vạn vật lúc này im lặng, sinh khí kém nhất, vàng tượng trưng cho dụng, đốn hạ, là đại diện cho sự hủy diệt. Vì vậy, nhiều triều đại quyết định thời gian hành quyết tử tù là vào mùa Thu Đông.

Đến thời Tây Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã tạo ra học thuyết “Thiên nhân cảm ứng” (thiên tượng và con người có sự liên thông đối ứng với nhau) dựa trên tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” của Nho giáo. Theo ông, trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; tương ứng với Vương có bốn việc, khánh, thưởng, hình, phạt.

Đến thời Tây Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã tạo ra học thuyết “Thiên nhân cảm ứng” (thiên tượng và con người có sự liên thông đối ứng với nhau) dựa trên tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” của Nho giáo. Theo ông, trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; tương ứng với Vương có bốn việc, khánh, thưởng, hình, phạt.

Điều này có nghĩa hoàng đế nên tổ chức lễ, thưởng vào mùa xuân và hạ, hành hình vào mùa thu và đông. Bởi vì mùa thu, đông là lúc “sát khí ngập trời”, có thể tử hình tù nhân "thuận theo ý trời”.

Điều này có nghĩa hoàng đế nên tổ chức lễ, thưởng vào mùa xuân và hạ, hành hình vào mùa thu và đông. Bởi vì mùa thu, đông là lúc “sát khí ngập trời”, có thể tử hình tù nhân "thuận theo ý trời”.

Đến thời Hán Vũ Đế, “Thu quyết” bắt đầu được phổ biến rộng rãi và được các triều đại sau áp dụng. Trong đó, vào năm Nguyên Hòa thứ hai của Đông Hán Chương Đế, triều đình quy định ngoại trừ những kẻ mắc tội phản quốc, án tử hình phải được thi hành sau sương giáng mùa thu và trước ngày đông chí.

Đến thời Hán Vũ Đế, “Thu quyết” bắt đầu được phổ biến rộng rãi và được các triều đại sau áp dụng. Trong đó, vào năm Nguyên Hòa thứ hai của Đông Hán Chương Đế, triều đình quy định ngoại trừ những kẻ mắc tội phản quốc, án tử hình phải được thi hành sau sương giáng mùa thu và trước ngày đông chí.

Ngoài ra, việc hành hình tử tù vào mùa Thu còn liên quan đến thời điểm nông vụ. Vào thời phong kiến, quy luật sản xuất nông nghiệp chủ yếu là “xuân hạ canh tác, thu đông nông nhàn”. Vì vậy, những quan chức chỉ có thời gian giải quyết công việc triều chính, xử tử tù nhân trong thời gian nông nhàn vào mùa thu, đông.

Ngoài ra, việc hành hình tử tù vào mùa Thu còn liên quan đến thời điểm nông vụ. Vào thời phong kiến, quy luật sản xuất nông nghiệp chủ yếu là “xuân hạ canh tác, thu đông nông nhàn”. Vì vậy, những quan chức chỉ có thời gian giải quyết công việc triều chính, xử tử tù nhân trong thời gian nông nhàn vào mùa thu, đông.

Thêm nữa, triều đình thường xử tử tù nhân công khai ở các địa điểm như cổng chợ như một cách răn đe, cảnh báo. Điều này sẽ khiến người dân kính sợ pháp luật, không dám có những hành động phạm pháp.

Thêm nữa, triều đình thường xử tử tù nhân công khai ở các địa điểm như cổng chợ như một cách răn đe, cảnh báo. Điều này sẽ khiến người dân kính sợ pháp luật, không dám có những hành động phạm pháp.

Việc thi hành án tử trong thời kỳ nông nhàn - mùa thu, đông sẽ thuận tiện cho người dân đến xem hơn do không quá bận rộn với công việc nhà nông.

Việc thi hành án tử trong thời kỳ nông nhàn - mùa thu, đông sẽ thuận tiện cho người dân đến xem hơn do không quá bận rộn với công việc nhà nông.

Mời độc giả xem video: Tuyên phạt tử hình 5 đối tượng buôn bán ma túy. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nguoi-xua-thuong-xu-tu-tu-nhan-vao-mua-thu-1912262.html