Về Đông Anh xem rước vua chúa sống đầu năm

Hàng nghìn người đi theo kiệu rước vua, chúa sống và hứng lộc là các tờ tiền nhiều mệnh giá để cầu may mắn trong năm mới tại hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội).

Văn hóa truyền thống

Ngày 20/2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), hội đền Sái (Thụy Lôi, Đông Anh, Hà Nội) diễn ra sôi động, nhộn nhịp thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương. Đây là lễ hội tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa xưa.

Ngày 20/2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), hội đền Sái (Thụy Lôi, Đông Anh, Hà Nội) diễn ra sôi động, nhộn nhịp thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương. Đây là lễ hội tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa xưa.

Theo đó, lễ hội diễn ra cả ngày nhưng nhộn nhịp nhất và sôi động nhất là giờ chiều với màn rước vua chúa sống.

Theo đó, lễ hội diễn ra cả ngày nhưng nhộn nhịp nhất và sôi động nhất là giờ chiều với màn rước vua chúa sống.

Những người được vào vai vua chúa được lựa chọn kĩ càng, phải là người trên 70 tuổi, gia cảnh hạnh phúc, được dân làng tuyển chọn từ cách đây vài tháng.

Những người được vào vai vua chúa được lựa chọn kĩ càng, phải là người trên 70 tuổi, gia cảnh hạnh phúc, được dân làng tuyển chọn từ cách đây vài tháng.

Năm nay, cụ ông Lê Vĩnh Lô (75 tuổi, khu 5) được phong Thanh Giang Sứ tức là ông chúa trò. Chúa sẽ được tô vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua.

Năm nay, cụ ông Lê Vĩnh Lô (75 tuổi, khu 5) được phong Thanh Giang Sứ tức là ông chúa trò. Chúa sẽ được tô vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua.

Người vinh dự được vào vai vua năm nay là ông Trần Tiến Tĩnh (72 tuổi). Ông Tĩnh đã phải tập luyện cách đây hơn nửa tháng, vào ngày diễn ra lễ hội người này phải dậy sớm và mất 2 giờ đồng hồ để trang điểm.

Người vinh dự được vào vai vua năm nay là ông Trần Tiến Tĩnh (72 tuổi). Ông Tĩnh đã phải tập luyện cách đây hơn nửa tháng, vào ngày diễn ra lễ hội người này phải dậy sớm và mất 2 giờ đồng hồ để trang điểm.

Đi sau vua chúa là quan Tán lý, một trong 4 vị quan ngồi võng tham gia lễ rước. Ngoài ra, còn 3 vị quan khác được mệnh danh là "tứ trụ triều đình" gồm quan Thự vệ, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (tất cả các quan đều trên 60 tuổi). Các ông được ngồi võng cho lính rước suốt hành trình.

Đi sau vua chúa là quan Tán lý, một trong 4 vị quan ngồi võng tham gia lễ rước. Ngoài ra, còn 3 vị quan khác được mệnh danh là "tứ trụ triều đình" gồm quan Thự vệ, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (tất cả các quan đều trên 60 tuổi). Các ông được ngồi võng cho lính rước suốt hành trình.

Trước khi vào lễ rước, chúa sẽ ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất, đắp hộ nhưng ma gà giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.

Trước khi vào lễ rước, chúa sẽ ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất, đắp hộ nhưng ma gà giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.

Trong lễ rước, kiệu chúa đi đầu tiên. Đám trai tráng khoảng 15 người vừa khênh vừa tung hô nghiêng ngả.

Trong lễ rước, kiệu chúa đi đầu tiên. Đám trai tráng khoảng 15 người vừa khênh vừa tung hô nghiêng ngả.

Tương tự, kiệu vua cũng có một đội trai tráng công kênh. Vua sẽ là người vung tiền phát lộc cho người dân địa phương.

Tương tự, kiệu vua cũng có một đội trai tráng công kênh. Vua sẽ là người vung tiền phát lộc cho người dân địa phương.

Sau khi được rước từ Đình làng, vua làm lễ tế Cao Sơn Đại Vương tại đền Thượng, còn chúa thì bái ngài Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Sái.

Sau khi được rước từ Đình làng, vua làm lễ tế Cao Sơn Đại Vương tại đền Thượng, còn chúa thì bái ngài Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Sái.

Đến đầu giờ chiều, vua lại ra đền Thượng để chuẩn bị cho lễ rước thứ 2 trở lại đình.

Đến đầu giờ chiều, vua lại ra đền Thượng để chuẩn bị cho lễ rước thứ 2 trở lại đình.

Lễ hội đền Sái là một nét văn hóa của người dân làng Thụy Lôi vẫn được gìn giữ nguyên vẹn những nét giá trị truyền thống.

Lễ hội đền Sái là một nét văn hóa của người dân làng Thụy Lôi vẫn được gìn giữ nguyên vẹn những nét giá trị truyền thống.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ve-dong-anh-xem-ruoc-vua-chua-song-dau-nam-370516.html