'Từ bi' là động từ hay tính từ?

Từ bi thì không sống chung với những bản chất sân hận, thù ghét trong tâm. Theo Phật giáo, người tu tập được tâm Từ và Bi thực sự, người ấy (tâm thức) sẽ được tái sinh về những cõi Trời của những thiên thần và trời. Từ, bi, hỷ, xả là nhóm Tứ vô lượng tâm.

Từ bi thì không sống chung với những bản chất sân hận, thù ghét trong tâm. Theo Phật giáo, người tu tập được tâm Từ và Bi thực sự, người ấy (tâm thức) sẽ được tái sinh về cõi Trời của những thiên thần và trời. Từ, bi, hỷ, xả là nhóm Tứ vô lượng tâm.

Tổ tư vấn Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Câu hỏi:

Xuất phát từ câu nói “Từ bi là một động từ” của cố thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi và nhóm bạn tranh luận, đứa thì cho là tính từ, đứa quả quyết là động từ. Vậy tôi xin hỏi Tạp chí Nghiên cứu Phật học chúng tôi nên hiểu như thế nào, nhờ tạp chí giải thích rõ để tôi và các bạn được biết.

( Việt Hương – email: huongntd…@gmail.com)

Trả lời:

Xin chào bạn Việt Hương! Tổ tư vấn Tạp chí Nghiên cứu Phật học xin trả lời cho bạn.

Trước hết, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của “từ bi” là gì?

Từ bi là “từ ái” và “bi mẫn”. Đó là lòng cảm thông và cảm nhận được sự khổ đau mà người khác hay loài vật khác đang gánh chịu. Bi mẫn là long trắc ẩn trong mỗi con người. Từ ái là lòng nhân từ, lòng thương mến người khác và sinh vật khác. Lòng từ ái chính là lòng thương người.

Đây chính là đức hạnh và nguyên nhân thúc đẩy đức Phật đi truyền dạy Giáo Pháp sau khi Ngài Giác ngộ chính pháp, đức Phật đã ở lại thế gian và truyền pháp “vì lòng bi mẫn dành cho chúng sinh đang chịu sự khổ đau bất tận trong vòng sinh tử luân hồi”. Trong bài kinh nổi tiếng là “Kinh Tâm Từ” (Metta Sutta), đức Phật đã miêu tả về lòng từ ái thực sự giống như lòng thương yêu của người mẹ dành cho con, luôn thương yêu, lo lắng và chăm sóc cho con.

Phật nói vậy thì chúng ta đã hiểu được lòng Từ thực sự có nghĩa là gì rồi. Chính đức Phật đã khuyên mọi người tu dưỡng những đức hạnh cao quý và siêu xuất này. Tâm từ giúp một người có thể xua tan đi tất cả những căng thẳng, gây cấn, giúp hòa giải thanh bình cho mọi xung đột, và giúp làm xoa dịu những vết thương mà người đời thường bị dính và gánh chịu trong cuộc mưu tranh giành để tồn tại.

Hàng ngày, ai cũng có thể bị bực tức vì sự bực tức, xấu xa, bất công, tranh giành của người khác ở bất kỳ nơi nào mình đến. Nếu ta tu tập được tâm từ ái, ta sẽ dễ chấp nhận những hiềm khích hay vết thương đó, dễ chuyển sang hòa đồng với đối tượng, nhờ đó ít tạo thêm những xung đột và khổ đau khác. Lòng từ ái giúp một người có nhiều bằng hữu và huynh đệ ở khắp nơi. Người nhân từ thường được yêu mến ở khắp nơi.

Những bản chất từ bi thì không sống chung với những bản chất sân hận thù ghét trong tâm. Theo Phật giáo, người tu tập được tâm Từ và Bi thực sự, người ấy (tâm thức) sẽ được tái sinh về những cõi Trời của những thiên thần và trời. Từ, bi, hỷ, xả là nhóm Tứ vô lượng tâm.

Bốn tâm vô lượng trong tiếng Pali là Brahma-vihara: có nghĩa là những phẩm hạnh cao đẹp của những bậc chư thiền thần và trời (Phạm Thiên). Tiếng Anh dịch là “divine abidings”: có nghĩa là những phẩm chất siêu phàm của trời thần trên cõi Trời. Việt/Hán Việt dịch thường là bốn tâm vô lương/Tứ Vô Lượng Tâm, có nghĩa là bốn tâm vô cùng cao quý. Nhiều chỗ dịch thẳng từ tiếng Pali là “Bốn Phạm Trù”, có nghĩa là tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả là tâm thức được tái sinh về trú xứ của cõi trời Phạm Thiên.

Phật cũng đã nói tâm Từ là một phẩm hạnh cần phải được tu dưỡng liên tục suốt cả một đời hay thậm chí nhiều đời thì mới mong hoàn thiện nó. Sự đeo đuổi quyền lợi cá nhân là động cơ của loài người. Khi một người có điều kiện làm những điều có lợi cho tha nhân thì lúc đó tâm Từ bắt đầu nhen nhóm. Rồi từ một lúc nào sau đó, một người luôn suy nghĩ, mong cầu, ao ước rồi tính toán làm những việc đem lại ít nhiều ích lợi cho người khác, bên cạnh lợi ích của mình.

Ngoài việc lo cho ích lợi của mình, ta bắt đầu làm những việc cũng mang lại ích lợi cho người, không gây ra thua thiệt hay ảnh hưởng đến người. Một cuộc đời cũ mà như mới, một lối sống mới đẹp với tâm từ ái thay thế cho những lối sống với nhiều ác cảm và ích kỷ ngày trước. Tâm như vậy luôn luôn bừng sáng, hiểu biết, và trở nên thanh tịnh.

Như vậy, đặt trong hoàn cảnh đức Phật khuyên chúng ta thực hành tâm từ bi mỗi ngày, không chỉ là lời nói lý thuyết uống, mà chúng ta nên và phải hành động ngay đi, phải làm chứ không nói, ứng dụng và thực hành rèn luyện tâm từ bi mỗi ngày, moi lúc. Do đó mới có câu “Từ bi là một động từ” của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chúng ta phải linh hoạt trong khái niệm câu từ bởi lẽ đó.

Nói tóm lại, “từ bi” là tính từ, cũng có thể là động từ tùy thuộc vào ngữ cảnh và ngụ ý mà người nói muốn nói đến.

Tổ tư vấn kính chúc bạn sức khỏe!

Tổ tư vấn Tạp chí Nghiên cứu Phật học

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tu-bi-la-dong-tu-hay-tinh-tu.html