Top phát minh kinh điển ra đời từ sơ suất nhỏ trong cuộc sống

Trong lịch sử nhân loại, một số nhà khoa học đã có những phát minh kinh điển. Điều thú vị là những sáng chế này ra đời xuất phát từ một sơ suất nhỏ trong cuộc sống.

Một phát minh kinh điển trong lịch sử nhân loại ra đời từ sơ suất nhỏ trong cuộc sống là Penicillin. Theo các ghi chép, năm 1927, Alexander Fleming, nhà khoa học Scotland, thực hiện phân tích vi khuẩn tụ cầu tại phòng thí nghiệm Khoa Tiêm chủng thuộc Bệnh viện St. Mary, London (Anh).

Một phát minh kinh điển trong lịch sử nhân loại ra đời từ sơ suất nhỏ trong cuộc sống là Penicillin. Theo các ghi chép, năm 1927, Alexander Fleming, nhà khoa học Scotland, thực hiện phân tích vi khuẩn tụ cầu tại phòng thí nghiệm Khoa Tiêm chủng thuộc Bệnh viện St. Mary, London (Anh).

Nhà khoa học Alexander thường xuyên để phòng thí nghiệm bừa bộn thay vì sắp xếp ngăn nắp như nhiều người khác. Trước kỳ nghỉ hè năm 1928, ông xếp chồng các mẻ cấy vi khuẩn tụ cầu lên băng ghế trong góc phòng thí nghiệm mà không dọn dẹp sạch sẽ.

Nhà khoa học Alexander thường xuyên để phòng thí nghiệm bừa bộn thay vì sắp xếp ngăn nắp như nhiều người khác. Trước kỳ nghỉ hè năm 1928, ông xếp chồng các mẻ cấy vi khuẩn tụ cầu lên băng ghế trong góc phòng thí nghiệm mà không dọn dẹp sạch sẽ.

Kết thúc kỳ nghỉ, ông Alexander quay trở lại phòng thí nghiệm và phát hiện một mẻ cấy vi khuẩn bị mốc. Sau khi kiểm tra dưới kính hiển vi, Fleming nhận thấy mốc đã ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn khiến chúng "trở nên trong suốt và giảm dần rõ rệt".

Kết thúc kỳ nghỉ, ông Alexander quay trở lại phòng thí nghiệm và phát hiện một mẻ cấy vi khuẩn bị mốc. Sau khi kiểm tra dưới kính hiển vi, Fleming nhận thấy mốc đã ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn khiến chúng "trở nên trong suốt và giảm dần rõ rệt".

Ông Alexander mất thêm vài tuần để nuôi thêm mốc trước khi xác định nấm mốc thuộc họ Penicillium rồi đặt tên cho chất nó tiết ra là penicillin vào ngày 7/3/1929. Đến năm 1940, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã tách thành công penicillin và phát triển nó thành thuốc kháng sinh đầu tiên của con người. Vậy nên, ông Alexander được xem là "cha đẻ" của thuốc kháng sinh.

Ông Alexander mất thêm vài tuần để nuôi thêm mốc trước khi xác định nấm mốc thuộc họ Penicillium rồi đặt tên cho chất nó tiết ra là penicillin vào ngày 7/3/1929. Đến năm 1940, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã tách thành công penicillin và phát triển nó thành thuốc kháng sinh đầu tiên của con người. Vậy nên, ông Alexander được xem là "cha đẻ" của thuốc kháng sinh.

Kỹ sư người Mỹ Wilson Greatbatch đã có một phát minh tuyệt vời đó là tạo ra máy tạo nhịp tim trong một lần phạm sai sót.

Kỹ sư người Mỹ Wilson Greatbatch đã có một phát minh tuyệt vời đó là tạo ra máy tạo nhịp tim trong một lần phạm sai sót.

Cụ thể, khi kỹ sư Wilson cố gắng tạo ra một chiếc máy tạo dao động để giúp ghi lại âm thanh của nhịp tim thì mắc sai điện trở. Dù mắc sai sót này, ông vẫn ghi lại được tiếng tim đập.

Cụ thể, khi kỹ sư Wilson cố gắng tạo ra một chiếc máy tạo dao động để giúp ghi lại âm thanh của nhịp tim thì mắc sai điện trở. Dù mắc sai sót này, ông vẫn ghi lại được tiếng tim đập.

Từ đó, với sự hỗ trợ của William Chardack, ông Wilson đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy tạo nhịp tim.

Từ đó, với sự hỗ trợ của William Chardack, ông Wilson đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy tạo nhịp tim.

Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành thành công năm 1959 đã giúp ông Wilson trở thành người đầu tiên trên thế giới chế tạo được máy tạo nhịp tim.

Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành thành công năm 1959 đã giúp ông Wilson trở thành người đầu tiên trên thế giới chế tạo được máy tạo nhịp tim.

Đường hóa học được nhà hóa học người Đức gốc Nga Constantin Fahlberg phát minh nhờ một sai lầm nhỏ. Vào năm 1879, ông tiến hành nghiên cứu những ứng dụng cho nhựa than đá trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học nổi tiếng khi ấy là Ira Remsen.

Đường hóa học được nhà hóa học người Đức gốc Nga Constantin Fahlberg phát minh nhờ một sai lầm nhỏ. Vào năm 1879, ông tiến hành nghiên cứu những ứng dụng cho nhựa than đá trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học nổi tiếng khi ấy là Ira Remsen.

Khi trở về nhà ăn tối với vợ, ông Constantin quên không rửa tay. Theo đó, ông nhận thấy vị ngọt khác lạ từ món cuốn khi ăn.

Khi trở về nhà ăn tối với vợ, ông Constantin quên không rửa tay. Theo đó, ông nhận thấy vị ngọt khác lạ từ món cuốn khi ăn.

Do món ăn khác với bình thường nên ông Constantin đã hỏi vợ có cho thêm gia vị nào hay không. Vợ của ông nói không cho thêm bất cứ thứ gì như những lần làm món cuốn trước đó. Vì vậy, ông kiểm tra và phát hiện vị ngọt đó đến từ chất dẫn xuất hóa học mà bản thân làm đổ trên tay mình.

Do món ăn khác với bình thường nên ông Constantin đã hỏi vợ có cho thêm gia vị nào hay không. Vợ của ông nói không cho thêm bất cứ thứ gì như những lần làm món cuốn trước đó. Vì vậy, ông kiểm tra và phát hiện vị ngọt đó đến từ chất dẫn xuất hóa học mà bản thân làm đổ trên tay mình.

Đến ngày hôm sau, ông Constantin đến phòng thí nghiệm và tiếp tục nghiên cứu về chất dẫn xuất hóa học trên và tìm ra saccharin (đường hóa học). Phát minh này được cấp bằng sáng chế vào năm 1880.

Đến ngày hôm sau, ông Constantin đến phòng thí nghiệm và tiếp tục nghiên cứu về chất dẫn xuất hóa học trên và tìm ra saccharin (đường hóa học). Phát minh này được cấp bằng sáng chế vào năm 1880.

Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?

Tâm Anh (theo TTZ)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/top-phat-minh-kinh-dien-ra-doi-tu-so-suat-nho-trong-cuoc-song-1904707.html