Tạo khung khổ pháp lý để người dân, doanh nghiệp tham gia các phong trào thi đua

Thủ tướng đề nghị cần có những phong trào huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, có khung khổ pháp lý để họ tham gia tốt nhất, hiệu quả nhất vào các phong trào thi đua

Sáng 10/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì Phiên họp thứ 6 của Hội đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì Phiên họp thứ 6 của Hội đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì Phiên họp thứ 6 của Hội đồng.

Cùng dự có các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và các Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương.

Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua Khen thưởng trung ương (Hội đồng), Hội đồng tiếp tục đổi mới hoạt động, phát huy vai trò, tích cực triển khai các hoạt động và hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra. Đặc biệt đã đôn đốc các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao ngay từ đầu năm; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2023 và kế hoạch 05 năm (2021 - 2025).

Công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được các bộ, ban, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, có trọng tâm, trọng điểm và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030", nhằm nâng cao nhận thức và hành động về xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người dân.

Các đại biểu dự phiên họp

Các đại biểu dự phiên họp

Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” được hưởng ứng, ủng hộ, triển khai, 100% bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai.

Các bộ, ban, ngành, địa phương đã tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua một cách phong phú, sôi nổi, thiết thực, hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ khó, trọng tâm, cấp bách để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

Xuất hiện nhiều phong trào thi đua điển hình: Phong trào “Thi đua Quyết thắng”, “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, Quyết thắng” của Bộ Quốc phòng; “Vì an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Bộ Công an; “Kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao” của Bộ Tư pháp; “Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” của Bộ Nội vụ; phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; “Thực hiện Chính quyền số, Chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố” của TP Hồ Chí Minh; thi đua “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, “Cải cách hành chính” của TP Hà Nội…

Công tác tôn vinh điển hình tiên tiến, công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước; việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất và công tác, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được thực hiện kịp thời. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã có trên 1.000 quyết định khen thưởng cho trên 59.700 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Sau khi nghe các thành viên Hội đồng phát biểu, kết luận phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm và đóng góp tích cực của các đồng chí thành viên Hội đồng; biểu dương các bộ, ban, ngành, tổ chức đoàn thể đã hưởng ứng, phát động, triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua; đánh giá cao những kết quả mà phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng đã đạt được trong thời gian qua, đã có đóng góp quan trọng vào triển khai thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thủ tướng đã phân tích rõ những việc làm được và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thời gian qua và chỉ rõ những bài học kinh nghiệm, trong đó nhấn mạnh, tiếp tục thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Càng khó khăn thì càng phải thi đua” để huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển KTXH năm 2023.

Cần bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương đường lối đổi mới, linh hoạt sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, người dân cùng tham gia vào, lợi ích phải hướng đến người dân, lấy người dân doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể.

Tiếp tục hoàn thiện thế, cơ chế, chính sách về thi đua, khen thưởng tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển KTXH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.” Trên cơ sở pháp luật người dân được sáng tạo, được làm. Tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc việc thực hiện, tránh bệnh hình thức, đảm bảo lợi ích chung và lợi ích riêng.

Thủ tướng kết luận phiên họp

Thủ tướng kết luận phiên họp

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới Thủ tướng nhấn mạnh: “Tiếp tục bám sát các mục tiêu, các nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước xác định phát hiện ra những cái vướng mắc bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện để rồi chúng ta có nhiều hình thức thi đua, ta khắc phục; tập trung vào những đột phá của đất nước để chúng ta tạo ra phong trào, tức là huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cho các phong trào thi đua, đặc biệt là sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, tạo khung khổ pháp lý để cho họ tham gia tốt nhất, hiệu quả nhất vào các phong trào thi đua; rồi chúng ta tiếp tục triển khai phong trào chung của cả nước, đó là đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Phong trào thứ hai là cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới phong trào; Phong trào thứ ba là vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau phong trào; Thứ tư là cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 và 2030; Thứ năm phong trào xóa nhà tạm nhà dột nát cho nhân dân từ nay đến hết năm 2025 và phải kết hợp giữa nguồn lực Nhà nước, nguồn lực của nhân dân của xã hội thế mà chúng ta tập trung chúng ta làm, lãnh đạo chỉ đạo này thì nó mới có hiệu quả được và bài bản lớp lang”.

Thủ tướng đề nghị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thi đua khen thưởng, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến gương “Người tốt, việc tốt”; Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan thông tin, truyền thông trong phát hiện, tuyên truyền các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực; những tấm gương có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, học tập, các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”; Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các phong trào thi đua yêu nước; kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Chuẩn bị kỹ lưỡng, trình Chính phủ ban hành 10 nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thủ tướng đề nghị cần có những phong trào huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, có khung khổ pháp lý để họ tham gia tốt nhất, hiệu quả nhất vào các phong trào thi đua

Thủ tướng đề nghị cần có những phong trào huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, có khung khổ pháp lý để họ tham gia tốt nhất, hiệu quả nhất vào các phong trào thi đua

Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất, cá nhân dũng cảm cứu người, cứu tài sản,... Chú trọng khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, nhà khoa học, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ... Quan tâm khen thưởng tập thể, cá nhân ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ tiêu biểu, người yếu thế có ý chí tự lực, tự cường vươn lên. Chủ động đề xuất khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, làm tốt công tác giải quyết công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người lao động, người dân, tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; các tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong việc tham mưu và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện công tác khen thưởng bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch, tránh hình thức, phô trương, tránh tiêu cực, mang lại hiệu quả đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước.

Vũ Khuyên/VOV

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/tao-khung-kho-phap-ly-de-nguoi-dan-doanh-nghiep-tham-gia-cac-phong-trao-thi-dua-post1038413.vov