Số 20-2024: Năm biện pháp cho thị trường vàng Việt Nam

Thị trường vàng Việt Nam đặt ra một thách thức phức tạp đòi hỏi cách tiếp cận đa chiều. Bằng cách giải quyết các vấn đề cơ cấu cơ bản, thúc đẩy hệ thống tài chính vững mạnh hơn và nâng cao hiểu biết về tài chính, Việt Nam có thể tạo ra một thị trường vàng ổn định và hiệu quả hơn.

Tiêu như thế nào chứ không phải tiêu bao nhiêu (mục Ý kiến): Trong các nhóm mục tiêu của Chương trình quốc gia về phát triển văn hóa có “phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh…”. Đây là những mục tiêu rất chung, thời kỳ nào cũng đúng, khó cụ thể hóa bằng những dự án cụ thể.

Khi khó khăn nhiều hơn thuận lợi (An Nhiên): Báo cáo của Ủy ban Kinh tế đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và tình hình đầu năm 2024 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dài 27 trang giấy A4. Trong đó, dung lượng cho việc triển khai kế hoạch năm 2024 khoảng 18 trang và có tới 12 trong số 18 trang này được dành để nói về các khó khăn, thách thức.

Lãi suất có tín hiệu tăng, ngân hàng tranh thủ phát hành trái phiếu (Triệu Minh): Tháng 4-2024 ghi nhận nhóm ngân hàng phát hành 7.800 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ, chiếm hơn 71% tổng giá trị phát hành của nhóm ngân hàng trong bốn tháng đầu năm.

Khối ngoại trên thị trường chứng khoán… (Trịnh Duy Viết): Bốn tháng đầu năm 2024, khối ngoại đã bán ròng khoảng 20.000 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng giao dịch của khối ngoại hiện này đã giảm nhiều so với các năm trước, nhưng động thái từ khối ngoại vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư.

Cuộc chơi vàng của những nhà đầu tư không chuyên (Thụy Lê): Trong khi những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những thành phần đầu cơ lướt sóng có thể quyết định thoát hàng một cách dễ dàng khi đã có lợi nhuận, những người mua vàng với tâm lý tích trữ luôn có cảm giác tiếc nuối nếu phải bán ra.

Quản lý thị trường vàng: Thách thức từ hai mục tiêu mâu thuẫn (Hoàng Hạnh): “Minh bạch thị trường sẽ tiết giảm nguồn cung, trong khi muốn ổn định thị trường vàng, cần phải tăng nguồn cung. Vì vậy, nếu ưu tiên bình ổn thị trường vàng, việc minh bạch thị trường là vấn đề phải được giải quyết sau”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Kinh nghiệm một số nước về quản lý và điều tiết thị trường vàng (Huỳnh Thế Du – Nguyễn Xuân Thành): Bài viết trình bày kinh nghiệm quản lý và điều tiết thị trường vàng của một số nước trong khu vực có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, và Malaysia.

Năm biện pháp cho thị trường vàng Việt Nam (TS. Đinh Trường Hinh – TS. Phạm Đỗ Chí): Được coi là biểu tượng của sự giàu có, an toàn cho tài sản, và di sản văn hóa, vàng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường vàng Việt Nam đang gặp phải những vấn đề về cơ cấu góp phần gây biến động giá, cản trở sự ổn định kinh tế và khiến người tiêu dùng gặp rủi ro tài chính.

VN-Index “rung lắc” khi tiến vào vùng kháng cự! (Thanh Thủy): Thị trường có sự phân hóa mạnh khi đà phục hồi tập trung chủ yếu ở các mã có kết quả kinh doanh quí 1-2024 tích cực. Theo đó, giá nhiều cổ phiếu đã tiệm cận vùng đỉnh cũ. Nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu công nghệ với nhiều mã tiếp tục tăng giá mạnh.

Chờ đợi gì ở chứng khoán tháng 5? (Linh Trang): Nhịp điều chỉnh của VN-Index trong tháng 4 vừa qua dù mạnh hơn dự đoán nhưng vẫn nằm trong kỳ vọng của phần lớn nhà đầu tư trên thị trường. Với các yếu tố rủi ro hiện diện khá rõ ràng, đặc biệt sau giai đoạn đi lên liên tục năm tháng, việc chủ động tái cơ cấu và cân bằng danh mục là chiến lược phù hợp với các nhà đầu tư trong tháng vừa qua

Nâng cấp kinh tế thị trường và những ngành hưởng lợi (Triêu Dương): Nếu được công nhận là nền kinh tế thị trường, Việt Nam có thể tránh bớt những cuộc điều tra và biện pháp phòng vệ thương mại, nếu bị cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. Vậy những ngành nào có thể hưởng lợi từ cơ hội này?

Giai đoạn tăng trưởng dựa vào số lượng của ngành ngân hàng đã qua! (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Ngành ngân hàng đang đẩy nhanh việc chuyển hướng từ việc tăng trưởng dựa trên khách hàng mới sang tập trung khai thác sâu hơn vào nhu cầu tài chính của các tệp khách hàng hiện hữu. Động thái này nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Kênh đào Funan Techo và vấn đề thay đổi cấu trúc kinh tế ĐBSCL (Trần Hương Giang): Khả năng cao kênh đào Funan Techo không chỉ ảnh hưởng đến sức nước mà còn có thể làm thay đổi dòng chảy của sông Mêkông, đây là yếu tố có tác động rất lớn đến cấu trúc kinh tế của vùng. Việt Nam cần có đánh giá đưa ra tầm nhìn dự báo để có chính sách thích ứng phù hợp.

Bảo đảm an toàn cho khách hàng: “Cẩn tắc vô áy náy” (Đào Trọng Khôi – Nguyễn Phạm Hoàng): Liệu doanh nghiệp có phải bồi thường cho khách hàng vì những thiệt hại xảy ra khi bị nhân viên doanh nghiệp làm mất tài sản, bị ngộ độc do thực phẩm doanh nghiệp cung cấp, hoặc bị thương do tài sản đang được doanh nghiệp quản lý gây ra?

Đừng để giao dịch mua bán nhà ở có thời hạn chỉ là quy định viển vông (LS. Thân Trọng Lý – Nguyễn Thị Mỹ Linh): Hình thức mua bán nhà ở có thời hạn đã được quy định tại Luật Nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014 (Nghị định 99) và tiếp tục được kế thừa tại Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025.

Khi Mỹ cấm điều khoản “không cạnh tranh” trong quan hệ lao động… (Trần Quốc Thái – Nguyễn Thị Kim Thanh): Trong xu thế hội nhập, quy định của FTC là một sự tham khảo cho pháp luật các nước và không loại trừ khả năng Việt Nam có thể ban hành quy định cấm tương tự trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo – cuộc đua toàn cầu! (Thiên Kim): Nhiều quốc gia đang gấp rút chuẩn bị chiến lược ngắn hạn và dài hạn trước cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 mang tên trí tuệ nhân tạo.

Quản lý chuỗi nhà thuốc cần quy định đặc thù (Nguyễn Văn Phúc): Dù phổ biến trên thị trường, mô hình kinh doanh chuỗi nhà thuốc vẫn chưa được điều chỉnh bởi một quy định pháp luật cụ thể, dẫn đến doanh nghiệp có ý định thành lập chuỗi gặp khó khi tiếp cận và triển khai hoạt động này.

Để thời kỳ hoàng kim của thị trường cà phê kéo dài (Nguyễn Quang Bình): Giá cà phê xuống cực nhanh như lũ cuốn đã làm rất nhiều người còn giữ hàng trở tay không kịp. Nhiều người nháo nhác hỏi liệu giá cà phê có tìm lại đỉnh hay là xong rồi kỳ hoàng kim. Nhưng vấn đề là làm sao để giữ được cái thời cực thịnh này một cách lâu bền?

Người Việt có quan tâm du lịch chậm? (Hồ Nguyên Thảo): Du lịch chậm hoàn toàn đối ngược với du lịch đại chúng với số ngày nghỉ kéo dài hơn, du khách có nhiều thời gian để trải nghiệm nhịp thở và ẩm thực địa phương. Theo dữ liệu từ Google Trends, số lượt tìm kiếm về du lịch chậm đã tăng gấp ba lần trong năm năm qua.

Đi tìm ý nghĩa công việc (Dạ Lê): Ngày càng nhiều người đi làm không chỉ để mưu sinh. Hơn thế, họ mong muốn theo đuổi một công việc có thể đáp ứng cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần, thỏa mãn khát khao cống hiến và cho phép tạo ra giá trị cho xã hội.

Chuỗi nhà thuốc Việt Nam mở ra cuộc đua mới (Song Hảo): Các chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam đã tăng trưởng thần tốc trong các năm qua. Sự cạnh tranh của các chuỗi làm nóng lên mảng kinh doanh bán lẻ dược phẩm, buộc các nhà thuốc tư nhân độc lập phải co cụm lại, và đổi mới để tồn tại. Các startup công nghệ y tế và sức khỏe cũng có cơ hội tham gia thị trường nhiều tỉ đô la.

Về miền Tây ăn món… Tây, tại sao không? (Lê Sum): Về miền Tây sông nước ăn gỏi tép hoa điên điển, cá lóc nướng trui… là bình thường. Trong chuyến đầu tháng 5 này, chúng tôi cũng về miền Tây, hăm hở khám phá một món… Tây: sô cô la tươi của chính người dân vùng sông nước Mêkông làm nên.

Mùa màng rơm rạ quê nhà (Trần Thanh Bình): Vụ mùa đến, những đụn rơm vàng óng trải khắp nơi. Lúa về nhà trước, rơm rạ về sau. Niềm hân hoan chân chất từ ruộng đồng khiến cho mỗi khi được mùa, nông phu như lặn chìm đâu mất sự vất vả nắng mưa.

Rừng bên làng, cây cối trong làng (Huỳnh Văn Mỹ): Việc quần thể 9 cây Giáng Hương Ấn (còn gọi là sưa vàng) ở làng Hương Trà, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được công nhận là Cây di sản Việt Nam hồi tháng 4 vừa rồi không chỉ khiến người xứ Quảng tự hào mà còn ghi nhận vai trò quan trọng của cây xanh trong lòng xã hội hiện đại.

Có một đồng tiền số bảo hiểm lương thực xã hội (Quang Hà): Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội về lương thực được xem như một bước đột phá trong lĩnh vực sáng tạo xã hội. Mỗi thành viên, tùy theo khả năng, có thể đóng góp từ 1-150 euro một tháng. Sự đóng góp này sẽ mở ra cho mỗi thành viên “quyền lương thực” tương đương với 100 euro.

Văn học là phương tiện chữa lành (Lê Hữu Huy): Đọc sách có thể giúp cho con người vượt qua những nỗi đau, sự mất mát, buồn khổ, căng thẳng, lo lắng, tổn thương hay trở ngại trong quan hệ, vật vã về căn – giới tính và tình dục, thách thức do khuyết tật… Đó là chia sẻ của nữ tác giả người Anh Bijal Shah trong quyển sách “Bibliotherapy, the Healing Power of Reading” (tạm dịch: “Độc thư liệu pháp – sức mạnh chữa lành của việc đọc”) vừa được xuất bản vào đầu năm nay.

Vì sao sinh viên Mỹ đòi trường thoái vốn? (Nguyễn Vũ): Nổi lên từ hàng chục cuộc biểu tình của sinh viên Mỹ lan ra khắp các trường đại học là yêu sách nhà trường phải thoái vốn khỏi các công ty có liên quan đến Israel. Vì sao có yêu sách này, nó có ý nghĩa gì, có thực hiện được không và hiệu ứng đến đâu đối với cuộc chiến tại Dải Gaza?

Sức khỏe tài chính của người tiêu dùng Mỹ bắt đầu yếu đi (Lạc Diệp): Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang tỏ ra lo ngại về triển vọng kinh doanh, khi niềm tin của người tiêu dùng bất ngờ giảm sâu và hoạt động chi tiêu tiêu dùng có xu hướng trở nên thận trọng hơn.

Lạm phát có cải thiện, nhưng giảm phát vẫn chưa “buông tha” Trung Quốc (Song Thanh): Lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 4 đã ghi nhận tháng tăng thứ ba liên tiếp, phản ánh sự cải thiện về nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, đà phục hồi này vẫn còn chưa thực sự bền vững.

Mời bạn đọc đón xem!

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/so-20-2024-nam-bien-phap-cho-thi-truong-vang-viet-nam/