Phi đội máy bay ném bom tàng hình của Mỹ hoạt động trở lại

Phi đội máy bay ném bom tàng hình duy nhất của Mỹ cuối cùng cũng hoạt động trở lại sau nửa năm gặp sự cố, phải dẫn đến việc cấm bay; trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga tiếp tục diễn biến căng thẳng.

Phi đội máy bay ném bom tàng hình duy nhất của Lực lượng Không quân chiến lược Mỹ, thuộc Phi đoàn ném bom thứ 509, có trụ sở tại Căn cứ Không quân Whiteman, đã hoạt động trở lại sau 6 tháng tạm dừng vì tai nạn. Ảnh: Defence.

Phi đội máy bay ném bom tàng hình duy nhất của Lực lượng Không quân chiến lược Mỹ, thuộc Phi đoàn ném bom thứ 509, có trụ sở tại Căn cứ Không quân Whiteman, đã hoạt động trở lại sau 6 tháng tạm dừng vì tai nạn. Ảnh: Defence.

Vào ngày 22/5 vừa qua, chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 đã cất cánh trở lại. Trước đó vào ngày 10/12/2022, một chiếc B-2 đã gặp tai nạn tại căn cứ Không quân Whiteman; Ảnh: USAF.

Vào ngày 22/5 vừa qua, chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 đã cất cánh trở lại. Trước đó vào ngày 10/12/2022, một chiếc B-2 đã gặp tai nạn tại căn cứ Không quân Whiteman; Ảnh: USAF.

Ba ngày sau khi xảy ra tai nạn, có thông tin chiếc B-2 bị hư hại sau khi gặp phải “sự cố trên máy bay trong các hoạt động thường lệ”; bao gồm cả hỏa hoạn trên máy bay. Ảnh: Defence.

Ba ngày sau khi xảy ra tai nạn, có thông tin chiếc B-2 bị hư hại sau khi gặp phải “sự cố trên máy bay trong các hoạt động thường lệ”; bao gồm cả hỏa hoạn trên máy bay. Ảnh: Defence.

Điều này cũng diễn ra sau một cuộc hạ cánh khẩn cấp trước đó vào tháng 9/2021, khiến một chiếc B-2 khác ngừng hoạt động lâu dài; làm tổng quy mô của phi đội máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Mỹ, chỉ còn 18 chiếc. Ảnh: Defence.

Điều này cũng diễn ra sau một cuộc hạ cánh khẩn cấp trước đó vào tháng 9/2021, khiến một chiếc B-2 khác ngừng hoạt động lâu dài; làm tổng quy mô của phi đội máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Mỹ, chỉ còn 18 chiếc. Ảnh: Defence.

Vụ tai nạn ngày 10/12 dẫn đến việc đóng cửa đường băng của căn cứ không quân Whiteman trong hơn 10 ngày. Còn với phi đội B-2, sau đó vẫn phải ngừng hoạt động như một phần của quá trình tạm dừng an toàn kéo dài; bất chấp tình hình căng thẳng Mỹ-Nga đang ở mức cao. Ảnh: @tallman.

Vụ tai nạn ngày 10/12 dẫn đến việc đóng cửa đường băng của căn cứ không quân Whiteman trong hơn 10 ngày. Còn với phi đội B-2, sau đó vẫn phải ngừng hoạt động như một phần của quá trình tạm dừng an toàn kéo dài; bất chấp tình hình căng thẳng Mỹ-Nga đang ở mức cao. Ảnh: @tallman.

Yêu cầu bảo trì của máy bay ném bom tàng hình B-2 theo rất nhiều ước tính là lớn nhất trên thế giới; điều này dẫn đến chi phí vận hành “cắt cổ”, cao hơn nhiều so với dự kiến, khi chiếc máy bay này mới bắt đầu được phát triển. Ảnh: USAF.

Yêu cầu bảo trì của máy bay ném bom tàng hình B-2 theo rất nhiều ước tính là lớn nhất trên thế giới; điều này dẫn đến chi phí vận hành “cắt cổ”, cao hơn nhiều so với dự kiến, khi chiếc máy bay này mới bắt đầu được phát triển. Ảnh: USAF.

Chi phí khai thác và giá mua quá đắt của máy bay B-2, đã buộc lực lượng không quân chiến lược Mỹ, phải cắt giảm phi đội xuống chỉ còn 20 chiếc máy bay sản xuất hàng loạt, so với kế hoạch 120 chiếc ban đầu. Giá của một chiếc B-2 tới 2 tỷ USD mỗi chiếc. Ảnh: Pinterest.

Chi phí khai thác và giá mua quá đắt của máy bay B-2, đã buộc lực lượng không quân chiến lược Mỹ, phải cắt giảm phi đội xuống chỉ còn 20 chiếc máy bay sản xuất hàng loạt, so với kế hoạch 120 chiếc ban đầu. Giá của một chiếc B-2 tới 2 tỷ USD mỗi chiếc. Ảnh: Pinterest.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 được phát triển trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, với nhiệm vụ đột phá qua hệ thống phòng không của Liên Xô, để ném bom hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô. Ảnh: Pinterest.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 được phát triển trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, với nhiệm vụ đột phá qua hệ thống phòng không của Liên Xô, để ném bom hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô. Ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991), máy bay B-2 vẫn chưa đưa vào sử dụng. Đến tận năm 1997, mới chính thức đưa vào biên chế trong lực lượng Không quân chiến lược Mỹ. Tuy nhiên theo đánh giá là “thừa thãi”, vì đối tượng tác chiến của nó là Liên Xô, khi đó đã tan rã. Ảnh: Fox.

Tuy nhiên khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991), máy bay B-2 vẫn chưa đưa vào sử dụng. Đến tận năm 1997, mới chính thức đưa vào biên chế trong lực lượng Không quân chiến lược Mỹ. Tuy nhiên theo đánh giá là “thừa thãi”, vì đối tượng tác chiến của nó là Liên Xô, khi đó đã tan rã. Ảnh: Fox.

Mặc dù là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới, nhưng khi đưa vào khai thác, Không quân Mỹ còn phát hiện ra, máy bay B-2 cũng là loại máy bay “dễ hỏng” nhất trên thế giới; thậm chí trong một số điều kiện thời tiết, máy bay còn không hoạt động được, ví dụ như trời mưa. Ảnh: Forces.

Mặc dù là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới, nhưng khi đưa vào khai thác, Không quân Mỹ còn phát hiện ra, máy bay B-2 cũng là loại máy bay “dễ hỏng” nhất trên thế giới; thậm chí trong một số điều kiện thời tiết, máy bay còn không hoạt động được, ví dụ như trời mưa. Ảnh: Forces.

Những điều kiện khắt khe với công tác bảo quản của B-2 như máy bay cần được bảo quản trong nhà chứa, được trang bị máy lạnh đặc biệt và tránh mưa. Chính vì điều này, nên máy bay B-2 chỉ được triển khai bên trong lãnh thổ Mỹ. Ảnh: USAF.

Những điều kiện khắt khe với công tác bảo quản của B-2 như máy bay cần được bảo quản trong nhà chứa, được trang bị máy lạnh đặc biệt và tránh mưa. Chính vì điều này, nên máy bay B-2 chỉ được triển khai bên trong lãnh thổ Mỹ. Ảnh: USAF.

Tuy nhiên, loại máy bay này được đánh giá tốt nhờ độ bền rất cao và khả năng đột phá vào không phận được phòng thủ của đối phương theo cách mà những chiếc B-1B và B-52H cũ hơn không thể làm được. Ảnh: USAF.

Tuy nhiên, loại máy bay này được đánh giá tốt nhờ độ bền rất cao và khả năng đột phá vào không phận được phòng thủ của đối phương theo cách mà những chiếc B-1B và B-52H cũ hơn không thể làm được. Ảnh: USAF.

Khả năng tàng hình của máy bay B-2, biến nó trở thành máy bay ném bom chiến lược duy nhất của Mỹ hiện nay, có thể sử dụng các loại bom xuyên hạng nặng như GBU-57, được dùng để tấn công các mục tiêu kiên cố như các căn cứ ngầm của Triều Tiên hay các cơ sở vũ khí hạt nhân của Iran. Ảnh: USAF.

Khả năng tàng hình của máy bay B-2, biến nó trở thành máy bay ném bom chiến lược duy nhất của Mỹ hiện nay, có thể sử dụng các loại bom xuyên hạng nặng như GBU-57, được dùng để tấn công các mục tiêu kiên cố như các căn cứ ngầm của Triều Tiên hay các cơ sở vũ khí hạt nhân của Iran. Ảnh: USAF.

Tuy nhiên, máy bay B-2 được thiết kế vào thập niên 1980, nên khả năng tàng hình của B-2 ngày càng bị coi là lạc hậu trong thế kỷ 21, do sự ra đời của các hệ thống radar theo nguyên lý mới, tiếp tục phát triển theo cấp số nhân và khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu tàng hình của các đối thủ tiềm năng đã được cải thiện. Ảnh: USAF.

Tuy nhiên, máy bay B-2 được thiết kế vào thập niên 1980, nên khả năng tàng hình của B-2 ngày càng bị coi là lạc hậu trong thế kỷ 21, do sự ra đời của các hệ thống radar theo nguyên lý mới, tiếp tục phát triển theo cấp số nhân và khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu tàng hình của các đối thủ tiềm năng đã được cải thiện. Ảnh: USAF.

Minh chứng cho điều này, đó là ngay vào đầu thập niên 1990, những cải tiến trong hệ thống phòng không của Liên Xô, với việc ra mắt các hệ thống phòng không tầm xa như S-300PM và máy bay đánh chặn MiG-31M với radar Zaslon-M, đã khiến Không quân Mỹ nghiêm túc đặt câu hỏi về khả năng sống sót của B-2 trong một cuộc chiến có sự tham gia của các loại vũ khí trên? Ảnh: USAF.

Minh chứng cho điều này, đó là ngay vào đầu thập niên 1990, những cải tiến trong hệ thống phòng không của Liên Xô, với việc ra mắt các hệ thống phòng không tầm xa như S-300PM và máy bay đánh chặn MiG-31M với radar Zaslon-M, đã khiến Không quân Mỹ nghiêm túc đặt câu hỏi về khả năng sống sót của B-2 trong một cuộc chiến có sự tham gia của các loại vũ khí trên? Ảnh: USAF.

Do vậy Không quân Mỹ đã yêu cầu nhà sản xuất Northrop Grumman tiến hành sửa đổi khung máy bay, để B-2 có thể bay ở độ cao thấp với chi phí bổ sung đáng kể. Nhưng điều đó cũng chưa đem lại an toàn cho B-2, khi gặp phải mối đe dọa của các hệ thống phòng không tầm thấp. Ảnh: USAF.

Do vậy Không quân Mỹ đã yêu cầu nhà sản xuất Northrop Grumman tiến hành sửa đổi khung máy bay, để B-2 có thể bay ở độ cao thấp với chi phí bổ sung đáng kể. Nhưng điều đó cũng chưa đem lại an toàn cho B-2, khi gặp phải mối đe dọa của các hệ thống phòng không tầm thấp. Ảnh: USAF.

Phương án tiếp theo để đảm bảo an toàn cho B-2 là sửa đổi kết cấu khoang vũ khí, để B-2 để có thể tấn công các mục tiêu từ khoảng cách an toàn hơn, bằng cách sử dụng tên lửa hành trình; giống như máy bay không tàng hình B-52 và B-1 trước đó. Ảnh: USAF.

Phương án tiếp theo để đảm bảo an toàn cho B-2 là sửa đổi kết cấu khoang vũ khí, để B-2 để có thể tấn công các mục tiêu từ khoảng cách an toàn hơn, bằng cách sử dụng tên lửa hành trình; giống như máy bay không tàng hình B-52 và B-1 trước đó. Ảnh: USAF.

Tiến Minh (theo CNN)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phi-doi-may-bay-nem-bom-tang-hinh-cua-my-hoat-dong-tro-lai-1858761.html