Phát xít Đức chiếm đoạt kho tàng báu vật của Liên Xô thế nào?

Sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, phát xít Đức đã cướp bóc nhiều báu vật trên đường hành quân. Trong số này có nhiều tranh vẽ của họa sĩ danh tiếng.

Tháng 6/1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Theo đó, các cuộc chiến cam go ác liệt giữa 2 bên diễn ra trong suốt nhiều tháng. Thời gian đầu, đội quân xâm lược của Hitler dành được ưu thế khi chiếm được một số phần lãnh thổ của Liên Xô.

Tháng 6/1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Theo đó, các cuộc chiến cam go ác liệt giữa 2 bên diễn ra trong suốt nhiều tháng. Thời gian đầu, đội quân xâm lược của Hitler dành được ưu thế khi chiếm được một số phần lãnh thổ của Liên Xô.

Tại một số làng mạc, thành phố của Liên Xô, binh sĩ phát xít Đức đã cướp bóc nhiều báu vật của xứ sở bạch dương. Theo ước tính, hơn 1 triệu hiện vật giá trị tại các bảo tàng, thư viện, tu viện, nhà thờ... bị Đức quốc xã đánh cắp và mang về nước. Đến nay, phần lớn số báu vật này vẫn chưa được tìm thấy.

Tại một số làng mạc, thành phố của Liên Xô, binh sĩ phát xít Đức đã cướp bóc nhiều báu vật của xứ sở bạch dương. Theo ước tính, hơn 1 triệu hiện vật giá trị tại các bảo tàng, thư viện, tu viện, nhà thờ... bị Đức quốc xã đánh cắp và mang về nước. Đến nay, phần lớn số báu vật này vẫn chưa được tìm thấy.

Trong số này, tranh vẽ, các tác phẩm điêu khắc, cổ vật, sách, bản thảo quý hiếm... trở thành mục tiêu của phát xít Đức. Hơn 400 bảo tàng của Liên Xô bị binh lính Đức quốc xã "càn quét".

Trong số này, tranh vẽ, các tác phẩm điêu khắc, cổ vật, sách, bản thảo quý hiếm... trở thành mục tiêu của phát xít Đức. Hơn 400 bảo tàng của Liên Xô bị binh lính Đức quốc xã "càn quét".

Một loạt bức tranh của các họa sĩ danh tiếng như Vladimir Makovsky, Nikolay Dubovskoy, Ivan Shishkin... bị Đức quốc xã cướp đem về làm phong phú cho kho tàng văn hóa của Hitler.

Một loạt bức tranh của các họa sĩ danh tiếng như Vladimir Makovsky, Nikolay Dubovskoy, Ivan Shishkin... bị Đức quốc xã cướp đem về làm phong phú cho kho tàng văn hóa của Hitler.

Căn phòng hổ phách - báu vật quý giá của Liên Xô cũng bị Đức quốc xã đánh cắp và hiện không rõ tung tích. Theo các thông tin được công bố, trước khi phát xít Đức tấn công xâm lược Liên Xô, căn phòng hổ phách được trưng bày và bảo quản trong cung điện Catherine ở Tsarskoe Selo gần St. Petersburg.

Căn phòng hổ phách - báu vật quý giá của Liên Xô cũng bị Đức quốc xã đánh cắp và hiện không rõ tung tích. Theo các thông tin được công bố, trước khi phát xít Đức tấn công xâm lược Liên Xô, căn phòng hổ phách được trưng bày và bảo quản trong cung điện Catherine ở Tsarskoe Selo gần St. Petersburg.

Căn phòng hổ phách là món quà vua Phổ Friedrich Wilhelm I tặng Sa hoàng Nga là Pier đại đế vào năm 1716. Sau khi đưa đến Nga, căn phòng được mở rộng và trang trí thêm nhiều bảo vật khác trong một diện tích hơn 55m2 với 12 bức vách, 12 cột trụ.

Căn phòng hổ phách là món quà vua Phổ Friedrich Wilhelm I tặng Sa hoàng Nga là Pier đại đế vào năm 1716. Sau khi đưa đến Nga, căn phòng được mở rộng và trang trí thêm nhiều bảo vật khác trong một diện tích hơn 55m2 với 12 bức vách, 12 cột trụ.

Theo các tài liệu, căn phòng hổ phách được chế tác từ 6 tấn hổ phách, vàng, đá quý. Giá trị căn phòng ước tính lên đến 142 triệu USD.

Theo các tài liệu, căn phòng hổ phách được chế tác từ 6 tấn hổ phách, vàng, đá quý. Giá trị căn phòng ước tính lên đến 142 triệu USD.

Trước khi phát xít Đức chiếm được Tsarskoe Selo và tiến gần St. Petersburg, Liên Xô "hô biến" toàn bộ căn phòng bằng cách bọc giấy dán tường nhằm qua mắt kẻ địch. Tuy nhiên, mọi nỗ lực che giấu đều thất bại khi lính Đức dễ dàng tìm ra căn phòng hổ phách.

Trước khi phát xít Đức chiếm được Tsarskoe Selo và tiến gần St. Petersburg, Liên Xô "hô biến" toàn bộ căn phòng bằng cách bọc giấy dán tường nhằm qua mắt kẻ địch. Tuy nhiên, mọi nỗ lực che giấu đều thất bại khi lính Đức dễ dàng tìm ra căn phòng hổ phách.

Binh sĩ Đức quốc xã tháo rời căn phòng hổ phách và đóng vào trong các thùng rồi chuyển về lâu đài Königsberg, Đức năm 1941. Đến rạng sáng 27/8/1944, lâu đài Königsberg bị đánh bom. Lúc quân đội Liên Xô chiếm thành phố Königsberg vào tháng 4/1945, căn phòng hổ phách biến mất.

Binh sĩ Đức quốc xã tháo rời căn phòng hổ phách và đóng vào trong các thùng rồi chuyển về lâu đài Königsberg, Đức năm 1941. Đến rạng sáng 27/8/1944, lâu đài Königsberg bị đánh bom. Lúc quân đội Liên Xô chiếm thành phố Königsberg vào tháng 4/1945, căn phòng hổ phách biến mất.

Không ai biết Đức quốc xã giấu căn phòng hổ phách ở nơi đâu hay báu vật này đã bị phá hủy trong chiến tranh. Ngày nay, các nhà điều tra, giới chuyên gia vẫn đi tìm căn phòng huyền thoại này.

Không ai biết Đức quốc xã giấu căn phòng hổ phách ở nơi đâu hay báu vật này đã bị phá hủy trong chiến tranh. Ngày nay, các nhà điều tra, giới chuyên gia vẫn đi tìm căn phòng huyền thoại này.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-xit-duc-chiem-doat-kho-tang-bau-vat-cua-lien-xo-the-nao-1637563.html