Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa là vùng đất 'địa linh nhân kiệt' giàu truyền thống văn hóa lịch sử với nhiều di tích, danh thắng, lễ hội đã tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú giàu bản sắc văn hóa. Trong XDNTM, Thanh Hóa đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, khơi dậy được nguồn nội lực nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Trò diễn Xuân Phả tại Lễ hội Lam Kinh.

Các địa phương về đích NTM hằng năm vẫn duy trì tốt các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, tổ chức các loại hình văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó còn phát triển, nhân rộng các mô hình câu lạc bộ (CLB) trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: tuồng, chèo, cải lương, dân ca, dân vũ... Nhiều CLB dân ca, CLB trống hội cung đình được duy trì, bảo tồn, khôi phục. Từ đó đã góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đều chủ động xây dựng kế hoạch, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn. Do đó nhiều di tích, danh thắng được du khách đánh giá cao. Nhiều loại hình văn hóa phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tiêu biểu như: Trò diễn Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân); lễ hội trò chiềng (xã Yên Ninh, huyện Yên Định); ngũ trò Viên Khê, dân ca Đông Anh (xã Đông Khê, huyện Đông Sơn)... Các địa phương đã phục dựng và duy trì được nhiều lễ hội truyền thống, nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc như: lễ hội Mường Xia, lễ hội Mường Ca Da,... Từ đó đã góp phần đáng kể trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong XDNTM hiện nay...

Bài và ảnh: Minh Vũ

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-nbsp-trong-xay-dung-nong-thon-moi-30948.htm