Những điểm du lịch lý tưởng trong ngày Tết tại Bắc Ninh

Dịp đầu xuân năm mới, khách du lịch trong cả nước thường về Bắc Ninh du xuân, vãn cảnh. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa, đình, đền linh thiêng và cổ kính, là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa và tâm linh của dân tộc.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, với 8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và 6 thị xã, huyện. Bắc Ninh có các đường giao thông lớn chạy qua, nối liền với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa lớn của miền Bắc.

Đặc biệt Bắc Ninh còn là cái nôi văn hóa của một vùng đất có nền văn hiến lâu đời. Nơi ấy có những dấu tích của một nền tín ngưỡng, một nét văn hóa nghệ thuật và một cái hồn dân tộc thể hiện đậm đà bản sắc qua những con người Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay.

Những địa điểm du xuân Bắc Ninh nổi tiếng trong dịp đầu xuân năm mới:

Hội Lim

Nhắc đến Bắc Ninh không thể không nhắc đến hội Lim. Đây không chỉ là một lễ hội đơn thuần mà còn hội tụ những tinh hoa của vùng đất Kinh Bắc này với làn điệu dân ca quan họ. Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng giêng. Ngoài phần lễ trang trọng, phần hội mang đậm nét văn hóa dân gian như thi hát quan họ, trò chơi truyền thống...

 Hàng nghìn du khách thập phương tấp nập đã về trẩy hội Lim, hòa mình trong những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm của người xứ Kinh Bắc

Hàng nghìn du khách thập phương tấp nập đã về trẩy hội Lim, hòa mình trong những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm của người xứ Kinh Bắc

Những làn điệu dân ca quan họ không thể thiếu trong lễ hội Lim đầu xuân

Những làn điệu dân ca quan họ không thể thiếu trong lễ hội Lim đầu xuân

Tháng 9/2009, quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Quan họ được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sáng tạo ra. Hát dân ca quan họ thường diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới, trong các lễ hội hay khi có đông bạn bè gặp gỡ nhau.

Ngoài hội Lim, Bắc Ninh còn được biết đến là quê hương của những lễ hội truyền thống với khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ mỗi năm.

Chùa Dâu

Chùa Dâu ở xã Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, nằm ở trung tâm khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của xứ Kinh Bắc. Du khách đến chùa Dâu không chỉ đơn thuần là để cầu an mà còn là để được tận mắt ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của "đệ nhất cổ tự trời Nam" (ngôi chùa cổ nhất Việt Nam).

Ngôi chùa nổi bật bởi kiến trúc độc đáo, trong đó chính giữa là tháp Hòa Phong - xây bằng gạch trần cỡ lớn, trong tháp có treo quả chuông đồng và một chiếc khánh đúc.

Chùa Dâu Bắc Ninh – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu Bắc Ninh – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Bên trong Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Bên trong Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) từ lâu nổi tiếng bởi những nét chạm trổ độc đáo về nghệ thuật kiến trúc đặc sắc dưới thời Lê – Nguyễn và là điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận năm 2012 và ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Các bảo vật đều được tạo tác từ thế kỷ XVII trên chất liệu gỗ.

Chùa Bút Tháp – kiệt tác kiến trúc cổ ở Bắc Ninh

Chùa Bút Tháp – kiệt tác kiến trúc cổ ở Bắc Ninh

Điểm nhấn nữa ở chùa Bút Tháp là cây Cửu Phẩm liên hoa, một tác phẩm được chạm khắc tinh xảo vừa độc, vừa lạ. Tòa có hình tháp bát giác, cao 7,8m xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen được đặt ở chính giữa lòng nhà tòa Tích thiện am, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni

Điểm nhấn nữa ở chùa Bút Tháp là cây Cửu Phẩm liên hoa, một tác phẩm được chạm khắc tinh xảo vừa độc, vừa lạ. Tòa có hình tháp bát giác, cao 7,8m xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen được đặt ở chính giữa lòng nhà tòa Tích thiện am, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni

Độc đáo của chùa Bút Tháp là ngọn bảo tháp bằng đá, có tên là tháp Báo Nghiêm, bên trong thờ tượng Thiền sư Chuyết Chuyết. có 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. Tầng dưới cùng của tháp có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp là sự kết hợp điêu luyện của tài nghệ ghép đá với nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của những nghệ nhân xưa.

Chùa Phật Tích

Tọa lạc trên núi Lạn Kha (xã Phật Tích, huyện Tiên Du), chùa Phật Tích là một ngôi cổ tự nghìn năm. Trong chùa có 10 tượng linh thú quỳ chầu độc đáo từ thế kỷ 11, gắn với lịch sử thời Lý.

Đây đều là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối. Tượng 10 linh thú bằng đá được tạo thành từng cặp đăng đối chầu trước cửa Tam bảo của chùa, gồm: sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa. Bộ tượng 10 linh thú này đã được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A DI Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m77

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A DI Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m77

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. 10 bức tượng này gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. 10 bức tượng này gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Tượng Phật A Di Đà mới nặng 3.000 tấn, dựa trên nguyên mẫu tượng A DI Đà - bảo vật quốc gia được làm bằng đá từ thời nhà Lý được tôn thờ tại Chánh điện.

Tượng Phật A Di Đà mới nặng 3.000 tấn, dựa trên nguyên mẫu tượng A DI Đà - bảo vật quốc gia được làm bằng đá từ thời nhà Lý được tôn thờ tại Chánh điện.

Khu di tích đền thờ Kinh Dương Vương

Khu di tích lịch sử văn hóa Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương được xây dựng tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành, Bắc Ninh) là cái nôi chốn tổ của đất Việt, không những là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, mà nơi đây còn là một địa điểm lịch sử của cả dân tộc.

Khu di tích đền thờ Kinh Dương Vương

Khu di tích đền thờ Kinh Dương Vương

Đền Cùng - Giếng Ngọc

Đền Cùng ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm). Đền Cùng đã nổi tiếng từ xưa, tương truyền quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu đến đây cầu đảo và thắng trận.

Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.

Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.

Du khách thập phương có dịp ghé thăm Đền Cùng – Giếng Ngọc đều mong muốn xin một cốc nước mát, giúp thanh tịnh tâm hồn, xua tan những phiền lo, mệt nhọc của cuộc sống thường ngày

Du khách thập phương có dịp ghé thăm Đền Cùng – Giếng Ngọc đều mong muốn xin một cốc nước mát, giúp thanh tịnh tâm hồn, xua tan những phiền lo, mệt nhọc của cuộc sống thường ngày

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh được xây dựng theo lối truyền thống kết hợp với hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của xứ Kinh Bắc

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh được xây dựng theo lối truyền thống kết hợp với hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của xứ Kinh Bắc

Nằm giữa sân đền Cùng là giếng Ngọc. Vào những ngày nóng bức, sau khi thăm quan và vào Đền dâng lễ, du khách thường không quên xin nước uống trong giếng Ngọc. Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ và đi chân trần xuống dưới. Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, sẽ thấy vị mát lành và ngọt tự nhiên không đâu sánh được.

Ngoài ra còn có Nhà hát Quan họ Bắc Ninh, một công trình văn hóa mang ý nghĩa lớn lao với người dân quê hương Quan họ.

Tiến Dũng - Văn Giang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/nhung-diem-du-lich-ly-tuong-trong-ngay-tet-tai-bac-ninh-post1076201.vov