Lý do Hitler bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt 400.000 quân Đồng minh

Trong trận Dunkirk năm 1940, quân Đồng minh bị lực lượng Đức quốc xã vây hãm. Dù nắm được lợi thế nhưng Hitler lại chần chừ không cho quân Đức tấn công ngay nên hơn 300.000 lính Đồng minh kịp rút khỏi Dunkirk.

Một trong những sai lầm lớn nhất của Hitler trong Thế chiến 2 là bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt khoảng 400.000 quân Đồng minh ở Dunkirk năm 1940. Sự kiện này xảy ra trong trận Dunkirk. Nhờ sai lầm của Hitler nên hơn 300.000 lính Đồng minh kịp rút khỏi Dunkirk nhưng vẫn có khoảng 80.000 người khác bị quân Đức bắt làm tù binh.

Một trong những sai lầm lớn nhất của Hitler trong Thế chiến 2 là bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt khoảng 400.000 quân Đồng minh ở Dunkirk năm 1940. Sự kiện này xảy ra trong trận Dunkirk. Nhờ sai lầm của Hitler nên hơn 300.000 lính Đồng minh kịp rút khỏi Dunkirk nhưng vẫn có khoảng 80.000 người khác bị quân Đức bắt làm tù binh.

Cụ thể, trong 6 tuần đầu mùa Xuân năm 1940, lực lượng Anh và Pháp liên tục bị quân Đức quốc xã đánh bại. Khi nhà độc tài Hitler hạ lệnh xâm lược Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg vào ngày 10/5/1940, lực lượng Đồng minh hoàn toàn thất thế.

Cụ thể, trong 6 tuần đầu mùa Xuân năm 1940, lực lượng Anh và Pháp liên tục bị quân Đức quốc xã đánh bại. Khi nhà độc tài Hitler hạ lệnh xâm lược Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg vào ngày 10/5/1940, lực lượng Đồng minh hoàn toàn thất thế.

Liên quân Anh - Pháp với chủ lực gồm 10 sư đoàn mạnh thuộc Lực lượng viễn chinh Anh (BEF) khi ấy đang ở miền bắc nước Pháp. Họ dự đoán quân Đức sẽ tiếp tục tấn công theo hướng miền bắc nước Bỉ nên liên quân Anh - Pháp quyết định di chuyển đến khu vực này để đánh chặn đầu.

Liên quân Anh - Pháp với chủ lực gồm 10 sư đoàn mạnh thuộc Lực lượng viễn chinh Anh (BEF) khi ấy đang ở miền bắc nước Pháp. Họ dự đoán quân Đức sẽ tiếp tục tấn công theo hướng miền bắc nước Bỉ nên liên quân Anh - Pháp quyết định di chuyển đến khu vực này để đánh chặn đầu.

Tuy nhiên, liên quân Anh - Pháp không thể cản bước quân Đức khi đội quân của Hitler phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ, bao gồm việc dễ dàng vượt qua phòng tuyến mỏng ở rừng Ardennes nằm giữa Bỉ và Luxembourg. Không những vậy, xe tăng của Đức di chuyển sang phía bắc và chia cắt quân Đồng minh với hậu phương ở Bỉ. Cùng lúc đó, Hitler cho một số nhóm quân có lính dù yểm trợ tấn công, chiếm Hà Lan, dồn ép quân Đồng minh từ hướng khác.

Tuy nhiên, liên quân Anh - Pháp không thể cản bước quân Đức khi đội quân của Hitler phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ, bao gồm việc dễ dàng vượt qua phòng tuyến mỏng ở rừng Ardennes nằm giữa Bỉ và Luxembourg. Không những vậy, xe tăng của Đức di chuyển sang phía bắc và chia cắt quân Đồng minh với hậu phương ở Bỉ. Cùng lúc đó, Hitler cho một số nhóm quân có lính dù yểm trợ tấn công, chiếm Hà Lan, dồn ép quân Đồng minh từ hướng khác.

Trong tình thế bất lợi đó, quân Đồng minh cố gắng rút lui từ Bỉ về Pháp và tìm kiếm cảng gần nhất để được sơ tán. Sau khi suy xét tình hình, hơn 400.000 lính Anh và Pháp dồn về tổ chức phòng thủ ở khu vực ngoại ô Dunkirk. Quân Đồng minh co cụm ở Dunkirk, thấp thỏm lo sợ quân Đức sẽ có thể chọc thủng phòng tuyến này một cách dễ dàng.

Trong tình thế bất lợi đó, quân Đồng minh cố gắng rút lui từ Bỉ về Pháp và tìm kiếm cảng gần nhất để được sơ tán. Sau khi suy xét tình hình, hơn 400.000 lính Anh và Pháp dồn về tổ chức phòng thủ ở khu vực ngoại ô Dunkirk. Quân Đồng minh co cụm ở Dunkirk, thấp thỏm lo sợ quân Đức sẽ có thể chọc thủng phòng tuyến này một cách dễ dàng.

Thế nhưng, Hitler và bộ tư lệnh tối cao Đức đúng lúc đó quyết định dừng tiến công trong 2 ngày. Theo đó, nhiều lực lượng phát xít Đức được lệnh án binh bất động để không quân oanh tạc tuyến phòng thủ, cho đến khi các sư đoàn bộ binh đến để tiêu diệt hơn 400.000 quân Đồng minh.

Thế nhưng, Hitler và bộ tư lệnh tối cao Đức đúng lúc đó quyết định dừng tiến công trong 2 ngày. Theo đó, nhiều lực lượng phát xít Đức được lệnh án binh bất động để không quân oanh tạc tuyến phòng thủ, cho đến khi các sư đoàn bộ binh đến để tiêu diệt hơn 400.000 quân Đồng minh.

Quyết định của Hitler khiến nhiều chuyên gia cảm thấy khó hiểu. Bởi lẽ, nếu Hitler cho quân Đức tấn công luôn thì sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn quân Đồng minh ở Dunkirk. Tuy nhiên, trùm phát xít chần chừ, không cho quân Đức tấn công luôn.

Quyết định của Hitler khiến nhiều chuyên gia cảm thấy khó hiểu. Bởi lẽ, nếu Hitler cho quân Đức tấn công luôn thì sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn quân Đồng minh ở Dunkirk. Tuy nhiên, trùm phát xít chần chừ, không cho quân Đức tấn công luôn.

Trước sự việc này, một quan điểm cho rằng Hitler từng chiến đấu ở Pháp trong Thế chiến 1 nên khá thận trọng với địa hình bùn lầy, vốn gây khó khăn cho xe tăng khi di chuyển. Ngoài ra, Hitler có thể lo ngại về hậu cần hoặc nguy cơ Pháp bất ngờ phản công thì sẽ khiến quân Đức tổn thất lớn.

Trước sự việc này, một quan điểm cho rằng Hitler từng chiến đấu ở Pháp trong Thế chiến 1 nên khá thận trọng với địa hình bùn lầy, vốn gây khó khăn cho xe tăng khi di chuyển. Ngoài ra, Hitler có thể lo ngại về hậu cần hoặc nguy cơ Pháp bất ngờ phản công thì sẽ khiến quân Đức tổn thất lớn.

Dù không biết Hitler vì sao đưa ra mệnh lệnh ngừng tấn công liên quân Anh - Pháp ở Dunkirk nhưng sai lầm này của trùm phát xít đã trở thành cơ hội lớn cho quân Đồng minh.

Dù không biết Hitler vì sao đưa ra mệnh lệnh ngừng tấn công liên quân Anh - Pháp ở Dunkirk nhưng sai lầm này của trùm phát xít đã trở thành cơ hội lớn cho quân Đồng minh.

Bởi lẽ, trong khi các xe tăng Đức và nhiều lực lượng khác án binh bất động, Anh nhanh chóng triển khai mọi phương tiện có thể, bao gồm cả thuyền buồm, tàu cá, xuồng cứu hộ, thuyền chèo tay để sơ tán binh lính tại Dunkirk. Theo đó, quân Đồng minh sơ tán được 338.226 người khỏi Dunkirk nhưng có khoảng 80.000 binh lính khác bị quân Đức bắt làm tù binh.

Bởi lẽ, trong khi các xe tăng Đức và nhiều lực lượng khác án binh bất động, Anh nhanh chóng triển khai mọi phương tiện có thể, bao gồm cả thuyền buồm, tàu cá, xuồng cứu hộ, thuyền chèo tay để sơ tán binh lính tại Dunkirk. Theo đó, quân Đồng minh sơ tán được 338.226 người khỏi Dunkirk nhưng có khoảng 80.000 binh lính khác bị quân Đức bắt làm tù binh.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ly-do-hitler-bo-lo-co-hoi-tieu-diet-400000-quan-dong-minh-1981789.html