Lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

Sáng 18/5, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 với chủ đề 'Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn'.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024. Ảnh: TP

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024. Ảnh: TP

Dự kiến có 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI)

Hưởng ứng năm Thanh niên tình nguyện và trong khuôn khổ Hành trình Tôi yêu Tổ quốc tôi của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, thiết thực lập thành tích hướng tới Đại hội đại biểu Toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 và chào mừng 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024). Thường trực Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam ban hành Kế hoạch số 106-KH/TWH ngày 3/5/2024 về tổ chức Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh.

Lễ ra quân có sự tham dự và chỉ đạo của anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; GS.TS. Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; ông Tạ Văn Hạ - đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cùng lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ y tế, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.

Hành trình năm nay dự kiến diễn ra trên cả nước trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2024, bao gồm 4 đội hình: khám tình nguyện, chuyển đổi số, sàng lọc bệnh không lây nhiễm và hiến máu, hiến tạng tình nguyện. Ảnh: TP

Hành trình năm nay dự kiến diễn ra trên cả nước trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2024, bao gồm 4 đội hình: khám tình nguyện, chuyển đổi số, sàng lọc bệnh không lây nhiễm và hiến máu, hiến tạng tình nguyện. Ảnh: TP

Hành trình năm nay dự kiến diễn ra trên cả nước trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2024, bao gồm 4 đội hình: khám tình nguyện, chuyển đổi số, sàng lọc bệnh không lây nhiễm và hiến máu, hiến tạng tình nguyện, với các chỉ tiêu: 20.000 thầy thuốc trẻ tham gia khám bệnh cả trực tiếp và trực tuyến; số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp: 100.000 người; số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI): 1.000.000 người; toàn bộ người dân được tiếp cận với thông tin về các bệnh không lây nhiễm trên các nền tảng của chương trình; 1.000.000.000 lượt xem trên các nền tảng trực tuyến tuyên truyền về chương trình; 1.000.000 thanh niên được tư vấn về kiến thức phòng chống các bệnh không lây nhiễm; ít nhất 1.000 người dân, bệnh nhân và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ y tế miễn phí; 10.000 người dân tự nguyên đăng ký tham gia hiến tạng cứu người; Hội/Câu lạc bộ doanh nhân trẻ, Thầy thuốc trẻ tại địa phương có ít nhất 1 chương trình hỗ trợ thường xuyên cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Ban tổ chức tặng quà cho các gia đình chính sách. Ảnh: TP

Ban tổ chức tặng quà cho các gia đình chính sách. Ảnh: TP

Đặc biệt năm nay có nhiều hoạt động mới hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường định hướng lý tưởng, chính trị, kết nạp Đảng viên mới, và tặng trang thiết bị hỗ trợ chuyển đổi số Y tế trong hoạt động khám bệnh tình nguyện.

Hơn 2.000 người dân trên địa bàn TP Hà Nội được khám sàng lọc bệnh

Tại lễ ra quân hành trình, hơn 2.000 người dân trên địa bàn TP Hà Nội là người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do được tham gia khám sàng lọc bệnh với các hạng mục: khám bệnh, xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-quang phổi, siêu âm, điện tim, khám sàng lọc các bệnh phổi, ung thư phổi, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý tim mạch, xét nghiệm chức năng thận nếu có dấu hiệu bệnh lý và gửi chụp cắt lớp vi tính khi phát hiện bất thường ở phổi. Ảnh: TP

Tại lễ ra quân hành trình, hơn 2.000 người dân trên địa bàn TP Hà Nội là người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do được tham gia khám sàng lọc bệnh với các hạng mục: khám bệnh, xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-quang phổi, siêu âm, điện tim, khám sàng lọc các bệnh phổi, ung thư phổi, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý tim mạch, xét nghiệm chức năng thận nếu có dấu hiệu bệnh lý và gửi chụp cắt lớp vi tính khi phát hiện bất thường ở phổi. Ảnh: TP

Các chương trình khám năm nay có sự tham gia của nhiều đơn vị đồng hành, với những chuyên đề khám, sàng lọc tại cộng đồng, bao gồm:

Chương trình Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi, phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam: dự kiến hơn 100.000 người dân cả nước tiếp tục được khám các bệnh lý về phổi, hỗ trợ chụp X-quang và cắt lớp vi tính, đặc biệt người dân cả nước có thể sàng lọc bệnh phổi và ung thư phổi bằng cách gửi thông tin và phim X-quang tới nền tảng AI vận hành bởi Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, dự kiến hơn 1.000.000 người dân sẽ được sàng lọc qua công nghệ mới này.

Theo báo cáo của chương trình, chương trình Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi giai đoạn I đã thu được các kết quả như sau: 6 chương trình khám cộng đồng và 25 bệnh viện đăng ký tham gia chương trình đã tổ chức khám và chụp X-quang cho 100.031 trường hợp người trên tổng số 117.289 người đăng ký; chỉ định chụp cắt lớp vi tính phát hiện 276 ca ung thư giai đoạn 1 - 4 (tỉ lệ 0,27% cao hơn con số trước đây là 0,15%); tiến hành đo chức năng hô hấp, phát hiện 973 trường hợp viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản mạn tính, lao (gần 1% cao gần gấp đôi số liệu khám tại cộng đồng trước đây). Mạng lưới đổi mới sáng tạo y tế cũng có hơn 1.000 y bác sĩ trẻ đăng ký tham gia.

Đoàn xe diễu hành quảng bá chương trình trên đường phố Hà Nội. Ảnh: TP

Đoàn xe diễu hành quảng bá chương trình trên đường phố Hà Nội. Ảnh: TP

Chương trình CAREME - yêu lấy mình , tầm soát bệnh tim mạch - thận chuyển hóa với các hoạt động khám tại các bệnh viện và tại cộng đồng tại 5 tỉnh, TP. Dự kiến hơn 20.000 người dân sẽ được khám, xét nghiệm chức năng thận miễn phí tại các chương trình cộng đồng và tại các bệnh viện tham gia chương trình. Ngoài ra, hàng triệu người dân cũng có thể tự tầm soát bằng cách nhập thông tin và sàng lọc bởi AI của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.

Tại lễ ra quân hành trình, hơn 2.000 người dân trên địa bàn TP Hà Nội là người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do được tham gia khám sàng lọc bệnh với các hạng mục: khám bệnh, xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-quang phổi, siêu âm, điện tim, khám sàng lọc các bệnh phổi, ung thư phổi, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý tim mạch, xét nghiệm chức năng thận nếu có dấu hiệu bệnh lý và gửi chụp cắt lớp vi tính khi phát hiện bất thường ở phổi. Người dân cũng được trải nghiệm khám sàng lọc bằng AI trên nền tảng khám của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam http://khoemanh.net.

Dịp này, Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cũng triển khai chương trình nâng cao chuyển đổi số y tế, tăng cường Mạng lưới đổi mới sáng tạo y tế với hoạt động tặng thiết bị hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa cho Bệnh viện Phổi Trung ương. Bên cạnh các bệnh viện tuyến trung ương có vai trò đào tạo, chỉ đạo tuyến, nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng sẽ nhận được thiết bị cũng như phương tiện khám chữa bệnh hiện đại trong khuôn khổ chương trình. Hướng đến năm 2030, y tế Việt Nam 100% kết nối số, 100% số bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến huyện có hệ thống y tế từ xa.

Anh Nguyễn Hữu Tú - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Phó trưởng Ban Chỉ huy hành trình cho biết: “Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 là hành trình tình nguyện y tế dài nhất trong 14 năm triển khai của Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, đây là một chặng của hành trình Tôi yêu Tổ quốc tôi, kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và để ghi dấu một chặng đường mới của hoạt động tình nguyện an sinh xã hội – tình nguyện ứng dụng chuyển đổi số, để y tế ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân, và y bác sĩ trẻ cùng thanh niên tình nguyện cả nước chính là những hạt nhân xung kích tạo lên sự thay đổi tích cực này, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”.

Thái Phương

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/le-ra-quan-hanh-trinh-thay-thuoc-tre-lam-theo-loi-bac-tinh-nguyen-vi-suc-khoe-cong-dong-381254.html