Kinh thành Phượng Hoàng Trung Đô nằm ở tỉnh nào?

Nơi đây từng được vua Quang Trung chọn đặt kinh đô mới với tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô.

1. Kinh thành Phượng Hoàng Trung Đô nằm ở đâu ngày nay?

Thọ Xuân (Thanh Hóa)
Hoa Lư (Ninh Bình)
Vinh (Nghệ An)
Mê Linh (Hà Nội)

Chính xác

Vào năm 1788, vua Quang Trung đã hạ chiếu cho xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô tại vùng Yên Trường, trấn Nghệ An (nay thuộc TP Vinh, Nghệ An) làm nơi đóng đô cho vương triều mới. Thành được xây dựng trên diện tích đất 22ha, có 2 vòng thành, gọi là thành Nội và thành Ngoại.

Sách “Hoàng Lê nhất thống chí” viết Quang Trung trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, đắp thành đất xung quanh và sai quân lính đào đá ong tại địa phương để xây thành, dựng tòa 3 tầng cùng hai dãy hành lang.

2. Trước đó vua Quang Trung đóng đô ở đâu?

Đông Kinh
Tây Đô
Thăng Long
Phú Xuân

Chính xác

Khi lên ngôi, vua Quang Trung vẫn chọn Phú Xuân là kinh đô của nhà Tây Sơn. Dù vậy, ông từng ba lần thỉnh mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp “giúp coi địa lý để lập đô ở đất quê quán mình là xứ Nghệ An”. Trong thư, ông viết: “Nay kinh thành Phú Xuân địa thế cách trở, lại ở xa Bắc Hà nên rất khó xử lý công việc. Chính vì thế, các đình thần có quyết nghị rằng đóng đô ở Nghệ An thì sẽ khống chế được thế lực trong Nam ngoài Bắc, vả lại người trong bốn phương có việc gì cần kíp kêu kiện cũng tiện việc đi lại”.

Nhiều lần La Sơn phu tử tìm cách từ chối, nhưng sau biết không thể chối từ ý định dời đô từ Phú Xuân về Nghệ An của vua nên ông đã xuống núi, vận dụng hết khả năng và chọn được vùng đất để xây dựng kinh đô.

3. Tại sao việc dời đô không thành?

Do việc xây dựng không hoàn thành
Do vua đột ngột băng hà
Do vua cân nhắc dời ra nơi có địa thế khác
Do quân Xiêm bất ngờ xâm lược

Chính xác

Khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản sau đó nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Khi Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, Phượng Hoàng Trung Đô bị lãng quên. Ngày nay, Phượng Hoàng Trung Đô trở thành di tích lịch sử tỉnh Nghệ An.

4. Đền thờ vua Quang Trung ngày nay được đặt trên ngọn núi nào?

Núi Chung
Núi Đại Huệ
Núi Dũng Quyết
Núi Rào Cỏ

Chính xác

Để tưởng nhớ công lao của Quang Trung, năm 2005, tỉnh Nghệ An đã xây dựng đền thờ tưởng nhớ ông, đặt trên núi Dũng Quyết. Công trình khánh thành năm 2008, sau hơn 1.000 ngày thi công. Núi Dũng Quyết có 4 chi gồm: long thủ (đầu rồng), phượng dực (cánh phượng), quy bôi (cồn rùa) và kỳ lân, hội tụ đủ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng.

5. Nơi nào từng 7 lần được chọn làm kinh đô nước Việt?

Hoa Lư
Đông Kinh
Phú Xuân
Gia Định

Chính xác

Đông Kinh hay Thăng Long (Hà Nội) ngày nay là nơi được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm kinh đô nhất.

Sau khi nắm quyền, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1010. Kể từ đó, các triều đại tiếp theo cũng lựa chọn Thăng Long làm kinh đô.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở bến ngự, vì thế đổi tên thành Thăng Long...”.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/kinh-thanh-phuong-hoang-trung-do-nam-o-dau-2224954.html