Hiện trạng tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội ra sao sau hơn một tháng thí điểm

Sau hơn một tháng tổ chức thí điểm, tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu, chưa thu hút được nhiều người dân sử dụng.

Ngày 1/2, tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa đã được Sở GTVT Hà Nội thí điểm điều chỉnh từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung).

Ngày 1/2, tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa đã được Sở GTVT Hà Nội thí điểm điều chỉnh từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung).

Đường dành cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều rộng 3m bố trí phía sông Tô Lịch; đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng. Xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường thí điểm là xe đạp thường, các loại xe đạp điện không được phép đi vào.

Đường dành cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều rộng 3m bố trí phía sông Tô Lịch; đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng. Xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường thí điểm là xe đạp thường, các loại xe đạp điện không được phép đi vào.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, sau hơn một tháng tổ chức thí điểm, đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu, một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, sau hơn một tháng tổ chức thí điểm, đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu, một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp.

Lan can dọc tuyến đường nhiều đoạn đã hoen rỉ, xuống cấp.

Lan can dọc tuyến đường nhiều đoạn đã hoen rỉ, xuống cấp.

Là người thường xuyên đạp xe, tập thể dục trên con đường này, ông Trần Đình Toản (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, đa phần người đến đây đạp xe, đi bộ là người dân sống quanh khu vực, thường tập chung vào buổi chiều tối, buổi sáng thì chỉ lác đác người."Tôi nghĩ đường vắng một phần là do nằm cạnh sông Tô Lịch, mùi hôi bốc lên nồng nặc rất khó chịu. Nếu cảnh quan, môi trường được cải thiện thì chắc sẽ thu hút được nhiều người tới đây hơn", ông Toản nói.

Là người thường xuyên đạp xe, tập thể dục trên con đường này, ông Trần Đình Toản (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, đa phần người đến đây đạp xe, đi bộ là người dân sống quanh khu vực, thường tập chung vào buổi chiều tối, buổi sáng thì chỉ lác đác người."Tôi nghĩ đường vắng một phần là do nằm cạnh sông Tô Lịch, mùi hôi bốc lên nồng nặc rất khó chịu. Nếu cảnh quan, môi trường được cải thiện thì chắc sẽ thu hút được nhiều người tới đây hơn", ông Toản nói.

Tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ rơi vào cảnh ảm đạm, chỉ lác đác người, chưa đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của dự án.

Tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ rơi vào cảnh ảm đạm, chỉ lác đác người, chưa đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của dự án.

Việc con đường nằm cạnh dòng sông Tô Lịch, một trong những con sông ô nhiễm nhất Thủ đô cũng là nguyên nhân khiến nhiều người "e ngại" khi tói đây.

Việc con đường nằm cạnh dòng sông Tô Lịch, một trong những con sông ô nhiễm nhất Thủ đô cũng là nguyên nhân khiến nhiều người "e ngại" khi tói đây.

Dọc tuyến đường được lắp đặt 6 trạm xe đạp công cộng để kết nối với các bến xe buýt, đường sắt đô thị, thế nhưng chưa thu hút được người dân sử dụng.

Dọc tuyến đường được lắp đặt 6 trạm xe đạp công cộng để kết nối với các bến xe buýt, đường sắt đô thị, thế nhưng chưa thu hút được người dân sử dụng.

Dự kiến tuyến đường dành riêng cho xe đạp dài từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, chạy dọc sông Tô Lịch sẽ kết nối ga Láng (thuộc đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông) với ga S8 (thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội), và kết nối với 11 tuyến xe buýt.

Dự kiến tuyến đường dành riêng cho xe đạp dài từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, chạy dọc sông Tô Lịch sẽ kết nối ga Láng (thuộc đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông) với ga S8 (thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội), và kết nối với 11 tuyến xe buýt.

Xung quanh khu vực tuyến đường này còn những bãi rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Xung quanh khu vực tuyến đường này còn những bãi rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Thanh tra Sở GTVT chịu trách nhiệm bố trí lực lượng phối hợp với CSGT và các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua khu vực trong thời gian thí điểm. Theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên tuyến và khu vực kịp thời phát hiện, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở Giao thông vận tải nếu có những bất cập để điều chỉnh cho phù hợp.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Thanh tra Sở GTVT chịu trách nhiệm bố trí lực lượng phối hợp với CSGT và các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua khu vực trong thời gian thí điểm. Theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên tuyến và khu vực kịp thời phát hiện, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở Giao thông vận tải nếu có những bất cập để điều chỉnh cho phù hợp.

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/hien-trang-tuyen-duong-danh-rieng-cho-xe-dap-o-ha-noi-ra-sao-sau-hon-mot-thang-thi-diem-172240309175936782.htm